Ngang giữa đèo, gần con suối. Đá nằm lổng chổng, nước chảy reo reo. Trong cảnh nên thơ ấy, một số chiến sĩ ngồi nghỉ chân, và đang bàn bạc sôi nổi. Tôi lắng tai nghe mới biết họ đang thảo luận vấn đề: Ai là anh hùng?

Người nói thế này, kẻ nói thế khác. Một anh dáng chừng là chính trị viên, móc trong ba lô ra một quyển sổ, rồi giơ tay nói: "Xin các đồng chí cho tôi kết luận. Đây là lời của Bác: "Anh hùng là những người thật cần kiệm liêm chính, hết lòng hết sức phục vụ kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Là những người đày tthật trung thành của nhân dân, của giai cấp". Đây là lời của đồng chí Chu Đức[1]): "Anh hùng là những người đặt lợi ích cách mạng cao hơn hết; đối với sự nghiệp cách mạng, có tinh thần trách nhim và tính tích cc hơn hết. Lòng son dạ sắt, suốt đời đấu tranh vì cách mạng, không bao giờ nghĩ đến lợi ích riêng của mình. Là những người không những hy sinh lợi ích cá nhân, mà còn vui vẻ hy sinh cả tính mệnh mình cho cách mạng. Bất kỳ làm việc gì cũng vì lợi ích của quần chúng; lợi ích cá nhân tuyệt đối phục tùng lợi ích của quần chúng”. Các đồng chí nhận rõ rồi chứ?". Anh em rất chăm chú nghe, rồi vỗ tay vang cả quãng rừng. Còn tôi thì khen thầm đồng chí chính trị viên khéo giáo dục.

C.B.

------------

[1]) Chu Đức: Tổng tư lệnh Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (BT).

- Báo Nhân Dân, số 54, ngày 17-4-1952, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.379.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.