Chị Nguyễn Thị D., 20 tuổi, phụ nữ công giáo huyện Gia Lộc (Hải Dương), viết thư lên Hồ Chủ tịch:

“Thưa Bác. Giặc Pháp đến càn làng cháu. Chúng đốt trụi làng, thóc lúa ra tro, nhà thờ cháy sạch. Chúng giết chết 43 người, rồi vất vào lửa thui. Cha cháu cũng bị chúng giết và thui. Anh cả và em út cháu không chạy kịp, bị chúng đánh đau quá, ít lâu cũng chết. Căm thù này, chúng cháu không bao giờ quên được. Chúng cháu thề không đội trời chung với giặc Pháp... Vì cháu ra sức tham gia kháng chiến, được đồng bào lương giáo trong làng tin yêu, bầu cháu vào Hội đồng nhân dân và Bí thư Hội Liên hiệp Phụ nữ xã. Cháu xin hứa với Bác: Cháu sẽ cố gắng hơn nữa, để trả thù nhà, đền ơn Bác, và hài lòng Chúa”.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 95, ngày 11 đến ngày 15-2-1953, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.