Vừa rồi, Liên Xô thử một quả bom khinh khí. Các nhà khoa học nước ngoài đoán rằng, bom ấy mạnh hơn bom Mỹ, sức nó mạnh bằng 15 triệu tấn thuốc nổ. Có bạn đọc hỏi:

- Vì sao khi Mỹ thử bom thì dư luận thế giới nhao lên phản đối; mà Liên Xô thử bom thì dư luận lại hoan hô là một thắng lợi của lực lượng hòa bình?

Trả lời: Nếu một bọn trộm cướp rèn dao chỉ nhằm mục đích giết người cướp của. Trong lúc đó những người lương thiện rèn dao sắc hơn để giữ nhà, giữ làng. Hai bên đều rèn dao, nhưng các bạn phản đối ai? Tán thành ai?

Mỹ ra sức tổ chức những khối xâm lược, như Khối Bắc Đại Tây Dương, Khối Đông Nam Á, v.v.. Mỹ ra sức bồi dưỡng những lũ phát xít, như Lý Thừa Vãn, Tưởng Giới Thạch, Ngô Đình Diệm, v.v.. Mỹ ra sức xây dựng những căn cứ quân sự nhiều nơi trên thế giới, đến tận miền Nam nước ta. Mỹ có hơn 1 triệu rưỡi binh sĩ đóng ở các nước phe Mỹ từ phương Tây đến phương Đông. Mỹ không ngớt tuyên truyền chiến tranh nguyên tử.

... Liên Xô có luật nghiêm cấm tuyên truyền chiến tranh. Liên Xô ra sức ủng hộ phong trào hòa bình. Liên Xô luôn luôn đề nghị với Mỹ và phe Mỹ giảm bớt binh bị và cấm hẳn bom nguyên tử và bom khinh khí, nhưng Mỹ cứ nằng nặc từ chối.

Mục đích của Liên Xô là dùng sức nguyên tử vào công việc xây dựng hòa bình, tạo thêm hạnh phúc cho nhân loại.

Trước tình trạng ấy, xin hỏi các bạn: Các bạn tán thành hay là không tán thành Liên Xô có bom mạnh đặng đề phòng bọn gây chiến, bảo vệ đất nước mình và giữ gìn hòa bình thế giới? Chắc rằng các bạn đều tán thành!

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 643, ngày 6-12-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.196-197.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.