Chuyện cũ, nhưng ý nghĩa vẫn mới. Đầu tháng 10 năm ngoái:

- Thủ tướng Pháp nói: Trong thời gian vắn tắt gần đây, Pháp không có hy vọng thắng lợi.

- Báo Chiến đấu viết: Chưa bao giờ Chính phủ Pháp cúi đầu vâng lệnh Mỹ một cách hèn hạ như ngày nay.

- Báo Thế giới viết: Chính phủ Pháp vâng lệnh Mỹ, tiếp tục chiến tranh. Mỹ xuất tiền, Pháp xuất lính, quân đội Pháp thành một quân đội đi đánh thuê.

- Cựu Thủ tướng Pinay nói: Mỗi năm Pháp tốn cho chiến tranh ở Việt Nam 600 triệu đôla. Với số tiền ấy, có thể xây dựng thêm 12, 13 sư đoàn ở Pháp.

- Phó Thủ tướng Rênô nói: Nhân dân Pháp không muốn có chiến tranh ở Việt Nam nữa. Phong trào phản chiến đã lan khắp các tầng lớp nhân dân Pháp.

- Báo Giải phóng viết: Pháp đã bán rẻ quyền lợi của mình cho Mỹ để lấy 385 triệu đôla - tức là quyền lợi thương lượng để đi đến hòa bình.

Giữa tháng 10 - Địch tuyên truyền ầm ĩ cho trận Nho Quan. Các báo địch viết: “Trận này là trận to nhất từ năm 1946, Pháp đã động viên tất cả hải, lục, không quân. Mục đích là để tiêu diệt các đại đoàn của Việt Minh”.

Cuối tháng 10 - Báo Thế giới viết: Quân đội Pháp cứ tiếp tục hy sinh trong một cuộc chiến tranh tuyệt vọng. Người ta dại mà tuyên truyền ầm ĩ cho cuộc tiến công vừa rồi... Mọi người trong Chính phủ Pháp biết rằng tuyên truyền không đúng với sự thật, mà chỉ để che mắt thiên hạ... Sự thật là cuộc tiến công ấy không đạt được mục đích. Trong 20 hôm, Pháp đã hao tốn nhiều binh sĩ, những viện binh mới đến chỉ đủ bù cho tổn thất ấy. Còn bộ đội Việt Minh thì vẫn nguyên vẹn... Dù sao, Pháp cũng nên đập bẹp cái ảo mộng quân sự mà người ta đã thổi phồng lên.

Đầu năm nay - Quân địch đã “thắng” đến nỗi một bầy bộ trưởng, thứ trưởng và lãnh tụ quân sự Pháp phải hấp tấp chạy sang Việt Nam, cùng với một bầy quan thầy Mỹ, để tìm cách cứu vớt Nava ra khỏi “kế hoạch thần tình” của hắn!

Ô hô, Nava
“Xanơvapa”(1)
Thôi chớ ba hoa,
“Phútlơcăng”(2) về nước Langxa (3) cho rồi!

C.B.
------------
- Báo Nhân Dân, số 168, từ ngày 26 đến ngày 28-2-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.418-419.
-------------
1) Tiếng Pháp, nghĩa là: hỏng rồi (TG).
2) Tiếng Pháp, nghĩa là: cút đi (TG).
3) Langxa, nghĩa là: nước Pháp (TG).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.