Thủ tướng Măngđét Phrăngxơ bị lật đổ một phần cũng vì vấn đề Angiêri.

Angiêri là một nước ở Bắc Phi chỉ cách nước Pháp một giải biển, bị Pháp chiếm làm thuộc địa 125 năm nay.

Trên giấy tờ, thì Pháp coi Angiêri như một tỉnh Pháp và nhân dân Angiêri như nhân dân Pháp. Nhưng sự thật thì khác hẳn.

Ở đó, có 9 triệu người Ả Rập và 800.000 người Pháp. Thực dân Pháp bao hết tất cả ruộng đất tốt, quyền chính trị và kinh tế.

Theo báo tư sản Pháp Express, thì hiện nay, thực dân Pháp vẫn coi “Người Ả Rập là một dân tộc hèn hạ, không thể giáo dục được... Chúng kiên quyết phản đối mọi sự cải cách, dù là những cải cách rất nhẹ, rất nhỏ... Đối với những người Ả Rập yêu nước, bị bắt vì tình nghi, thực dân Pháp vẫn dùng những nhục hình dã man, như roi gân bò, dìm xuống nước, quay điện, thụt nước bẩn vào bụng, v.v..

Hiện nay, Angiêri có 4 triệu người đói, 80% trẻ con mù chữ, 4 triệu rưỡi thanh niên không có nghề làm ăn...”.

Nhân dân Angiêri đang đấu tranh đòi giải phóng. Một số bộ đội Pháp rút khỏi Việt Nam đã đi đàn áp Angiêri.

Trong những năm ta kháng chiến, để ủng hộ ta, anh em công nhân bến tàu ở Angiêri kiên quyết bãi công, không chịu khuân vác súng đạn lên những chiếc tàu chạy sang Đông Dương. Ngày nay, anh em Angiêri đấu tranh, thì nhân dân ta đồng tình và ủng hộ lại anh em.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 350, ngày 15-2-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.321.


Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.