Bọn thực dân “chết thì chết, nết không chừa”. Thất bại ở Việt Nam, thực dân Pháp đưa một phần quân đội của chúng từ Việt Nam sang đàn áp An-giê-ri. Chúng cũng đưa sang An-giê-ri cái thói tàn bạo dã man chúng quen làm ở Việt Nam. Sau đây là vài vụ mà các báo Pháp tiến bộ đã vạch rõ, ngoài những cuộc càn quét “chính thức” hằng ngày:

- Hồi tháng 10-1955, ở làng Mi-la, tên A tay sai Pháp, bị ném lựu đạn. Cảnh sát Pháp bắt bốn anh em một gia đình bị tình nghi, bảo tên A nhận mặt. A quả quyết nói: Không phải bốn người ấy ném lựu đạn. Tuy vậy, bốn người này đều bị tống giam vào một trại tập trung nổi tiếng hung ác.

Cũng tháng 10-1955, ở làng Goen-du, một tên cảnh sát bị nghĩa quân giết. Quân đội Pháp bắt 12 phụ lão trong làng về tra tấn, rồi bắn chết cả 12 người, dù không có chứng cớ gì hết.

- Tháng 11-1955, ở làng Ti-din, 10 người thương binh An-giê-ri (đi đánh cho Pháp trong cuộc đại chiến thế giới thứ hai) đang ngồi nói chuyện. Lính Pháp bắn xả vào đám họ. Tám người chết ngay. Hai người bị thương nặng, cũng bị giết nốt. Nghe tiếng súng, 17 người dân làng chạy ra xem (trong đó có một em gái 7 tuổi) đều bị bắn chết.

- Tháng 12-1955, ở vùng Bát-na, máy bay và đại bác Pháp đã phá tan một làng.

Ở làng Yếc-gia-ma, một tên tay sai của Pháp bị thủ tiêu. Lính Pháp đốt trụi cả làng 64 nóc nhà. Toàn dân làng đã trốn theo quân du kích…

Thực dân Pháp càng dã man, nhân dân An-giê-ri chiến đấu càng kiên quyết. Từ xã trưởng đến đại biểu Quốc hội đã theo lệnh nghĩa quân mà từ chức, không hợp tác với Pháp. Hơn 20 vạn binh sĩ của thực dân Pháp, với máy bay, xe tăng đầy đủ, vẫn không làm gì nổi 3.500 chiến sĩ nghĩa quân. Cuộc kháng chiến của An-giê-ri càng ngày càng mạnh.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 702, ngày 3-2-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.