Đồng chí Nguyễn Văn Kim là một cán bộ chính trị. Vì tinh thần trách nhiệm cao, vì biết rằng chính trị suông là vô ích, cho nên đồng chí luôn luôn chú ý làm những công tác cụ thể, căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng và Chính phủ. Từ khi phụ trách một nhà máy quân giới, đồng chí Kim đã ra sức tìm tòi, học hỏi chuyên môn. Kết quả là đồng chí Kim đã tìm được một cách chế mìn rất giản đơn, không phải dùng máy móc, không tốn công, tốn thời giờ, ở đâu làm cũng được, mà mìn thì rất tốt.

Trong hoàn cảnh rất khó khăn, thiếu thốn, đồng chí Kim đã tự mình nghiên cứu cách làm, tự mình nhặt nhạnh nguyên liệu, tự mình phổ biến kinh nghiệm và động viên công nhân thi đua mọi mặt: bảo vệ nhà máy cẩn thận, tăng gia sản xuất và tiết kiệm.

Đồng chí Kim là gương mẫu cho các cán bộ chính trị noi theo.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, 22 tuổi, vào bộ đội đã 5 năm, có 3 anh em ở bộ đội. Một nhà có 3 con em vào bộ đội là một nhà rất vẻ vang.

Ở mặt trận thì đồng chí Dũng có tinh thần xung phong. Ngày thường, đồng chí Dũng khéo đoàn kết nội bộ. Vì trấn tĩnh, gan dạ, hăng hái, đồng chí Dũng đã giỏi nghề đánh mìn, lại giỏi nghề moi mìn, tức là lấy mìn địch đánh lại địch. Đồng chí Dũng lại khéo phổ biến kinh nghiệm, làm cho anh em đồng đội không sợ mìn, tin vào mìn. Nhờ vậy, mà trong một đợt thi đua, đơn vị của đồng chí Dũng đã moi được hơn 200 quả mìn của địch.

Đó là một thành tích đáng khen: dùng vũ khí địch đánh lại địch, đó chính là chiến thuật của ta.

Thế là: Công nhân thi đua chế mìn ta,

Bộ đội thi đua moi mìn địch,

Hai bên góp lại, đánh chết cha lũ giặc cướp nước.

Thật là thích!

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 68, ngày 31-7-1952, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.