- Anh hùng giả là những người có độ lượng nhỏ bé, như cái vỏ hến, một giọt nước cũng đủ đầy tràn. Khi có chút ít thành tích, thì họ liền ra mặt “anh hùng”.

Họ không hiểu rằng: Có thành tích đó là nhờ lực lượng của quần chúng, nhờ chính sách của đoàn thể. Họ tự cao tự đại, xa rời quần chúng, xa rời thực tế, không cầu tiến bộ nữa. Tiếp đến, việc to họ không làm được, việc nhỏ họ không muốn làm. Rồi họ than phiền “đại tài, tiểu dụng”, quần chúng quên “ơn” họ, đoàn thể quên “công” họ. Họ đâm ra uất ức, bất mãn. Họ không biết rằng: So với thành tích của toàn Đảng, toàn dân, toàn giai cấp, toàn thế giới thì thành tích của họ khác nào một hạt cát trên bãi bể Đông.

- Anh hùng thật là những người bất cứ việc to việc nhỏ, luôn luôn cố gắng, vượt qua khó khăn, làm tròn nhiệm vụ.

Khi có thành tích, họ càng khiêm tốn, càng cố gắng, càng gần gũi quần chúng - như cây càng to thì rễ càng ăn sâu xuống đất. Họ không vểnh mặt lên trời. Họ không “kể ơn” với nhân dân, với đoàn thể. Trái lại, họ càng lo làm cho có thành tích hơn nữa, đặng đền ơn nhân dân và đoàn thể đã bồi dưỡng và giúp đỡ họ thành công.

Tiền đồ của họ rộng thênh thang, họ tiến bộ mãi. Quần chúng và đoàn thể quý trọng họ mãi, tin cậy họ mãi.

Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc khắp các ngành các nơi, chúng ta đã có những anh hùng như vậy, và chúng ta cần nhiều anh hùng như vậy. Ai mà có quyết tâm phụng sự nhân dân, phụng sự kháng chiến, thì đều có thể trở nên anh hùng thật.

C.B.
---------

- Báo Nhân Dân, số 149, từ ngày 21 đến ngày 25-11-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.338-339.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.