Để kéo dài chiến tranh lạnh và chuẩn bị âm mưu nóng, Mỹ đã lập ra khối Bắc Đại Tây Dương và khối Đông Nam Á là những tổ chức hoàn toàn quân sự.

Liên Xô và các nước dân chủ mới thi hành chính sách hòa bình và chính sách giúp đỡ vô tư các nước chậm tiến. Trước chính sách ấy, Mỹ đã bị động miễn cưỡng mà nhét thêm vấn đề kinh tế vào hai khối nói trên nhưng chẳng ai tin. Đó là một thất bại cho Mỹ.

Với âm mưu bóp nghẹt kinh tế của Liên Xô và của các nước trong phe dân chủ, Mỹ đặt ra chính sách “cấm vận” không cho các nước phe Mỹ buôn bán với các nước phe ta nhiều thứ hàng - trong số đó có cả cao-su.

Hồi đầu tháng 6, vì tài chính quẫn bách, Anh đã phớt cả Mỹ mà tuyên bố rằng các nước trong khối Anh có thể bán cao-su cho Trung Quốc. Ngay hôm sau, thì Mã Lai, Sanh-ga-pua, rồi đến Thái Lan, rồi đến Nam Dương… đều tuyên bố sẵn sàng bán cao-su cho Trung Quốc. Thế là chính sách “cấm vận” của Mỹ cũng thất bại.

Báo Mỹ Tin tức hàng tuần số 18 đăng tin:

Vừa rồi, ở thủ đô Mỹ, Liên đoàn các chủ bút các báo đã thảo luận vấn đề: phải chăng Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh lạnh?

Trong 81 người, thì 54 người trả lời một cách dứt khoát: Mỹ đang thất bại.

Trong 69 người quý khách nổi tiếng (quan tòa, bộ trưởng, đại biểu quốc hội) có mặt ở phiên họp đó, thì 43 người cũng đồng ý là Mỹ đã thất bại. Thế là:

Mỹ khoe Mỹ mạnh Mỹ tài,
Nhưng Mỹ đà thất bại mấy bài chua cay.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 876, ngày 28-7-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.