BẠN BÈ MỸ PHÊ BÌNH MỸ

Báo Tan (Thổ Nhĩ Kỳ) viết:

“Đã đến lúc cần phải chất vấn những kẻ chỉ thân thiện với chúng ta bằng lời nói suông.

Thổ Nhĩ Kỳ là một “đồng minh trung thành nhất của Mỹ” ở Cận Đông. Mỹ đã “giúp” cho Thổ những món tiền to; song tiền ấy hoàn toàn dùng vào việc xây dựng trường bay và những căn cứ quân sự. Rất ít “giúp” vào việc cải thiện kinh tế của nước nhà và đời sống của nhân dân.

Trái lại, việc Mỹ bắt buộc Thổ quân sự hóa, đã làm cho Nhà nước Thổ mắc nhiều nợ, và nhân dân Thổ phải cùng khổ vì thuế nặng sưu cao. Chỉ một việc này đủ chứng tỏ điều đó: So với năm 1938, giá sinh hoạt đã tăng gấp 10 lần…”.

VÀ NHÂN SĨ MỸ CŨNG PHÊ BÌNH MỸ

Ông Vác-bua (Warburg) là một chủ nhà băng Mỹ, lại là chủ hiệu sách báo. Ông Vác đã viết một quyển sách tên là Nẻo ngoặc đến hòa bình, nội dung tóm tắt như sau:

Trước hết, ông Vác ví tình hình Mỹ như một chiếc tàu bay gặp một trận bão tuyết dữ tợn. Khách ở trên tàu, người thì tuyệt vọng, người thì trông mong. Tàu cứ mạo hiểm bay, mỗi lúc có nguy cơ tan rã. Đó là vì chính sách hiếu chiến của chính phủ Mỹ.

Nhưng khi tình hình thế giới hơi êm dịu, thì người Mỹ thấy rằng ngoài chính sách mạo hiểm, còn có chính sách chung sống hòa bình. Ông Vác viết: “Một điều rõ rệt là 360 nghìn triệu đô-la tốn vào Chiến tranh lạnh đã không bảo đảm cho thắng lợi nếu có chiến tranh, cũng không đảm bảo chiến tranh ấy sẽ không bùng nổ… Chiến tranh lạnh chỉ làm cho kinh tế Mỹ kiệt quệ, và gây nên một sự phồn thịnh giả dối vì chính phủ tiêu những món tiền khổng lồ vào vũ trang…

Nhân dân Âu và Á đều phản đối Mỹ; nhất là nhân dân Á, vì Mỹ ủng hộ chủ nghĩa thực dân lỗi thời.

Mỹ cho thất bại ấy là vì cộng sản. Nhưng sự thật là do chính sách “dùng quân sự chống cộng” của Mỹ. Ông Vác nói một cách kiên quyết: Chính sách ấy nhất định thất bại.

Dù là một nhà đại tư bản, ông Vác cũng nhận rằng: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xã hội chủ nghĩa đang tiến nhanh, tư bản chủ nghĩa bị lung lay tợn, nhất là thực dân chủ nghĩa. Hàng trăm triệu người thuộc địa đã tỉnh dậy và hiểu rằng: Đói khổ, nghèo nàn, tật bệnh là những điều phải khắc phục, chứ không là số phận cần phải chịu theo.

Mỹ không thấy những biến đổi lịch sử ấy, mà cứ đổ lỗi cho cộng sản, cho nên chính sách Mỹ đã thất bại. Chính sách Mỹ đã trở nên vật chướng ngại nó ngăn trở hòa bình. Ông Vác viết: “Chính sách ấy càng làm cho Mỹ bị cô lập… Nếu Mỹ không muốn hết thể diện, thì chớ kèm theo những điều kiện chính trị và quân sự vào viện trợ Mỹ… Và cần phải chấm dứt âm mưu lôi kéo các nước trung lập vào những khối quân sự của Mỹ…”.

Thế là trên chuyến tàu bay gặp bão tuyết, may cho hòa bình và cho Mỹ, vẫn có những người tỉnh táo như ông Vác-bua!

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 896, ngày 17-8-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.