“Những người ở Sài Gòn (Pháp, Mỹ, Anh, Việt) đều nhận rằng: Nếu ngày mai mở cuộc tổng tuyển cử, thì cả nước sẽ bỏ phiếu cho Việt Minh… Chắc “Bác Hồ” là cộng sản, nhưng đồng thời ông ta là Hoa Thịnh Đốn (1) của nhân dân Việt Nam…

“Những chính khách chống cộng hiện còn ngắc ngoải ở Sài Gòn thì cắn rứt lẫn nhau. Ngoài những nhóm tôn giáo của họ, hoặc là nhóm quan liêu, họ chẳng đại biểu cho ai. Người dân cho họ là tay sai của Pháp và của Mỹ… Trong cuộc chạy thi, phía Nam rất yếu, phía Bắc rất mạnh…

“Cuộc di cư người Bắc vào Nam thật là một việc thảm hại. Từ Sài Gòn đến Ô Cấp, tôi thấy rằng một nửa số người di cư không hiểu vì sao họ phải đến đó, và họ đều muốn trở về quê hương của họ. Hỏi họ thì họ đều trả lời: “Vì có người chính phủ đến ép chúng tôi phải đi”. Chắc chắn đó là một việc cực kỳ khờ dại. Tàu Mỹ chở số người di cư nhiều nhất. Tàu Anh cũng có chở một phần. Như hình đại đa số nông dân miền Bắc đã lỡ vào Nam phải ngồi chịu chết trong các trại tập trung ẩm thấp, chật hẹp bên những ruộng lầy chung quanh Sài Gòn. Tình trạng của họ thật là ngược đời… Họ nghèo khổ không thể tả được. Thế mà những kẻ đầu cơ ở Sài Gòn vẫn tìm cách bóc lột họ… Tôi thấy có những người đàn bà phải ăn cỏ…” (Trích báo “Tin tức” Luân Đôn).

Ác thay lũ quỷ Ngô Đình,
Ép dân đến chỗ lênh đênh cơ hàn.
Hỡi người đã lỡ vào Nam,
Quay về quê cũ, thiên đàng là đây.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 283, ngày 8-12-1954, tr.2.


(1) Hoa Thịnh Đốn là người giải phóng Mỹ khỏi ách thuộc địa Anh cách đây 157 năm (TG).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.