Tờ tạp chí Mỹ, Tin tức hàng tuần, viết:

- Khối Bắc Đại Tây Dương do Mỹ cầm đầu đã tốn mấy năm và 340 nghìn triệu đôla mới xây dựng nên. Mà chỉ trong ba tháng, nụ cười Liên Xô đã làm cho khối ấy lung lay.

Hiện nay, các nước hội viên trong khối ấy đã tỏ ý kiến của họ:

Nước này thì nói: Bởi vì tình hình thế giới đã dịu bớt, cho nên họ định giảm phần đóng góp của họ.

Nước kia thì nói: Mục đích mà khối ấy đặt ra hai năm trước đến nay cũng chưa đạt được, thì nay không cần theo đuổi mục đích ấy nữa.

Nước khác thì nói: Đã cần có chiến lược nguyên tử, thì họ không cần có nhiều bộ binh.

Tai hại nhất là không những các người Tây Âu, mà nhiều người Mỹ cũng đề nghị như vậy. Trước cuộc tấn công của những nụ cười Liên Xô, chẳng biết thành trì khối Bắc Đại Tây Dương sẽ đứng vững được bao lâu nữa?

Tờ báo Anh Chính khách mới và Nhà nước, viết:

- Những người nhờ vào chiến tranh lạnh mà sống, như Lý Thừa Vãn, Tưởng Giới Thạch và Ngô Đình Diệm kiên quyết làm đủ cách để phá hoại hòa bình. Bởi vì, hòa bình thì về mặt chính trị họ cũng như những người đã chết rồi.

Ngô Đình Diệm muốn ngăn cản tổng tuyển cử, vì y sợ y sẽ thất bại.

Tưởng Giới Thạch thì đánh cướp những chiếc tàu Anh đi sang Trung Quốc.

Lý Thừa Vãn thì hành hung Ủy ban quốc tế.

Cứ xem Mỹ có ngăn đe những tay sai táo bạo của họ hay là không thì biết xu hướng hòa bình của Mỹ thật hay là giả.

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 540, ngày 25-8-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.93-94.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.