Việt gian Ngô Đình Diệm xuất thân từ một gia đình đại phong kiến, đại địa chủ. Nó đã làm bộ trưởng cho Bảo Đại trong thời kỳ Pháp thuộc, vì tranh quyền đoạt lợi với Phạm Quỳnh bị thất thế, nó phải từ chức.

Mấy năm gần đây, Diệm sang Pháp, câu kết với đảng Biđô là một đảng phản động nhất, một đảng chủ trương kéo dài chiến tranh xâm lược Đông Dương để cướp nước ta một lần nữa, bắt nhân dân ta làm nô lệ một lần nữa. Rồi Diệm sang Mỹ, câu kết với một giám mục Mỹ là Spenman và phe phản động nhất ở Mỹ. Phe này chủ trương trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Đông Dương và chiếm Đông Dương làm căn cứ quân sự Mỹ.

Hiện nay, Diệm vâng lệnh Mỹ và phe hiếu chiến Pháp, ra sức phá hoại việc thi hành Hiệp định đình chiến, ra sức ngăn cản việc lập lại hòa bình ở Việt - Miên - Lào. Diệm ra sức tìm cách cám dỗ, cưỡng bức đồng bào ở những vùng quân Pháp còn tạm đóng đưa vào Nam, bổ sung quân đội của Diệm và biến thành “cu li đồn điền”.

Báo Thế gii (báo tư sản Pháp) ra ngày 3-7-1954 viết:

“Người Pháp mong chấm dứt chiến tranh, nhưng Diệm không muốn. Song, Diệm chắc thất bại. Người Việt từ Nam đến Bắc đều phản đối một cuộc chiến tranh chống Việt Minh. Hiện nay, có hai xu hướng trong những đám người mà Diệm mong họ ủng hộ:

- Những người trước kia lừng chừng, nay công khai ủng hộ chính sách Việt Minh tức là chính sách đình chiến, đòi quân đội Pháp rút đi, tổ chức tổng tuyển cử.

- Những tầng lớp tư sản và những nhà công thương nghiệp, trước đây phản đối kịch liệt việc chia xẻ nước Việt Nam, thì nay họ tán thành cách điều chỉnh khu vực để thực hiện đình chiến.

Diệm chủ trương chiến tranh mà cả nước thì muốn hòa bình. Vì vậy, Diệm ngày càng trơ trọi một mình”.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 207, từ ngày 22 đến ngày 24-7-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.6-7.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.