Hiện nay, dư luận ở Pháp rất xôn xao về đám buôn lu đồng bạc Đông Dương, đồng đôla Mỹ, và đồng phrăng Pháp. Đám buôn lậu ấy phát tài hàng nghìn triệu, nhân dân Pháp thì thua thiệt hàng nghìn triệu. Dính liền với án buôn lậu, là việc Chính phủ phản động Pháp đánh sụt giá đồng bạc Đông Dương từ 17 phrăng xuống 10 phrăng. Cũng là một cách gián tiếp giúp bọn buôn lậu.

Báo Pháp nói: Hôm 11-5, Chính phủ Pháp công bố việc đánh sụt giá đồng bạc Đông Dương. Nhưng hôm 9-5, thì bọn trùm buôn lậu đã biết rồi, và chúng đã cấp tốc đổi một số rất lớn đồng bạc Đông Dương để mua một số rất lớn hàng hóa, do đó chúng đã phát tài to...

Ai là bn buôn lu đu s?

Các báo Pháp và Mỹ đã gọi tên vạch mặt chúng. Đó là Ngân hàng Đông Pháp. Đó là Bôlae, Lơtuốcnô, Xalăng... Đó là v chng Bo Đi.

Hôm 17-2, tướng Rơve khai rằng: Vợ chồng Bảo Đại phát tài to nhờ buôn lậu tiền bạc.

Báo Tin tc (Pháp) viết: Chỉ một lần, hồi tháng 2 năm 1949, vợ chồng Bảo Đại đã gửi sang Pháp 1.600 triệu phrăng.

Hôm 2-3-1953, báo N.Y.H. (Mỹ) viết: Bảo Đại là người phát tài nhất trong cuộc buôn lậu. Năm 1949, Bảo Đại đã gửi sang Pháp 500.000 đôla Mỹ. Mỗi đôla được lãi 500 phrăng. Tức là cả lãi lẫn vốn là 425 triệu phrăng. Với số tiền ấy Bảo Đại đã mua những ngôi nhà sang trọng ở thành phố Can (Pháp) và mua sản nghiệp ở Cônggô là thuộc địa Bỉ tại châu Phi.

Các báo Pháp nói: Chính bọn buôn lậu là bọn chủ trương kéo dài chiến tranh ở Việt Nam, và chiến tranh càng kéo dài thì chúng phát tài càng to.

Dư luận nước ngoài cho rằng Bảo Đại buôn lậu là một việc rất đê tiện. Nhưng sự thật thì tội Bảo Đại buôn dân bán nước còn nặng bằng mấy tội buôn lậu. Tội này cộng với tội khác, ngày mai Bảo Đại sẽ phải đền tội trước tòa án nhân dân.

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 134, từ ngày 6 đến ngày 10-9-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.232-233.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.