Tờ tạp chí tư sản Mỹ Người tiến tới, ngày 8-8-1955 viết như sau:

"Tưởng Giới Thạch là một lão già ngoan cố, có những lão già ngoan cố khác bao vây chung quanh y. Họ sống một cách cực kỳ xa hoa. Nếu như họ có biết chút gì về "dân chủ" thì cũng chưa bao giờ họ tỏ ra "dân chủ" là thế nào. Họ là một lũ quân phiệt quá thời. Nên không có Mỹ nâng đỡ đến cùng, thì họ Tưởng và cả chế độ của họ Tưởng đã tan nát lâu rồi. Thế mà Mỹ thừa nhận chúng là một chính phủ cộng hòa... Trái lại, 600 triệu nhân dân Trung Quốc, thì Chính phủ Mỹ không thừa nhận!... Không thừa nhận sự tồn tại của một dân tộc 600 triệu người, là trái ngược với thực tế, là một chính sách không thông minh...".

Là một cơ quan ngôn luận của nhóm tư bản thương nghiệp Mỹ, tạp chí Người tiến tới chỉ chú trọng việc buôn bán, và nói thật rằng họ không ưa chế độ xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc. Chính vì thế mà lời tạp chí ấy phê bình Tưởng Giới Thạch càng thiết thực và công bằng.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 580, ngày 4-10-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.