Hôm 26-4, tờ báo tư sản Mỹ Sao sáng viết:

“Mấy tuần vừa qua, phe cộng sản đã nắm quyền chủ động về ngoại giao và đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Thậm chí những người trước đây kiên quyết chống cộng, như Thủ tướng nước Đại Hồi[1], nay cũng bị ảnh hưởng ấy. Nhân dân Tây Đức cũng bị ảnh hưởng ấy mà không muốn vũ trang lại nước họ.

Những nước theo Mỹ, trước đây tin lực lượng Mỹ có thể ngăn ngừa cộng sản, thì nay họ tự bảo: “Trước khi bước theo đường lối cũ, cần phải suy nghĩ chín chắn hơn”. Họ thừa nhận rằng: quyền lãnh đạo thế giới đã từ tay các nước phương Tây chuyển sang tay các nước phương Đông. Như vấn đề nước Áo, suốt 10 năm nay cứ dùng dằng không giải quyết xong, thì vừa rồi, chỉ trong một tuần lễ Liên Xô đã giải quyết được... Việc đó đã làm ảnh hưởng lớn đến Tây Đức, làm cho đảng của Thủ tướng Tây Đức (người theo phe Mỹ) đã thất bại trong cuộc tuyển cử ở châu.

“Ở Hội nghị Á - Phi, đại biểu Trung Quốc là ông Chu Ân Lai đã tỏ rõ là một nhà ngoại giao bậc nhất, kết quả là khối Trung Quốc - Ấn Độ - Nam Dương[2] đã trở nên một lực lượng thế giới. Còn những tiếng gào thét chống cộng của các nước phe Mỹ thì chẳng có ảnh hưởng gì. Hội nghị ấy đã dựng một tấm bia ghi tạc bước suy đồi của các nước phương Tây và sự đắc thế của phe cộng sản phương Đông. Thật vậy, lời lẽ chua ngọt của ông Chu Ân Lai làm cho người ta thấm thía sâu sắc hơn cách “ngoại giao đôla” của Mỹ và những luận điệu lung tung của các chính khách phương Tây”.

Báo chí Mỹ ít khi nói thật, càng ít khi nhận Mỹ thất bại, cho nên chúng ta có thể tin rằng sự lo âu của báo Sao sáng cũng là sự lo âu của Chính phủ đôla.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 443, ngày 20-5-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.485-486.

[1]. Đại Hồi tức là: Pakixtan (BT).

[2]. Nam Dương tức là: Inđônêxia (BT).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.