Trong những năm kháng chiến, mặc dầu khó khăn gian khổ, phong trào bình dân học vụ vẫn tiến đều trong vùng tự do.

Nay hòa bình trở lại, đồng bào các nơi đều tự động thi đua học chữ. Trong 6 tháng cuối năm 1954, vùng tự do cũ và các công trường đã có hơn 79 vạn 9.000 người học. Từ ngày giải phóng, đồng bào ngoại thành Hà Nội đã mở 390 lớp, với độ 9.000 học trò; ở Thủ đô đã mở 35 lớp với 1.000 người học. Anh em công nhân sở xe lửa và nhà máy đèn đã tự tổ chức lớp học. Các nơi khác cũng vậy. Việc đó chứng tỏ tinh thần ham học của nhân dân ta.

Tuy bình dân học vụ là một phong trào của quần chúng, nhưng chúng tôi mong rằng Bộ Giáo dục nên có một kế hoạch đầy đủ và thiết thực để khuyến khích và lãnh đạo phong trào; đoàn thể thanh niên, công đoàn, nông hội, các trường trung học và đại học nên có kế hoạch thiết thực và chia công rõ rệt để giúp đỡ phong trào.

Như thế, thì phong trào bình dân học vụ sẽ tiến khắp, tiến mạnh và tiến đều.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 351, ngày 16-2-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.325.


Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.