Các nước tư bản thường khoe rằng nhân dân nước họ rất bình đẳng. Nhất là trong những cuộc tuyển cử, lá phiếu của một người thợ cũng có giá trị bằng lá phiếu của một người chủ. Sự thật thì trái hẳn. Thí dụ:

- Ở Mỹ có hàng chục triệu công nhân, mà trong Quốc hội Mỹ không có một người nào là đại biểu của giai cấp công nhân.

- Ở Nhật Bản, trong cuộc tổng tuyển cử vừa rồi, Đảng Cộng sản được 73 vạn 3.000 phiếu mà chỉ được 2 ghế đại biểu ở Quốc hội, tức là 36 vạn 6.500 cử tri công nhân mới được một đại biểu. Còn cử tri tư sản thì 8 vạn người có một đại biểu.

- Ở Tây Đức, trong cuộc tổng tuyển cử năm 1953, Đảng Cộng sản được 60 vạn 7.761 phiếu, đáng lẽ được 11 đại biểu, nhưng không được đại biểu nào. Đảng phản động của thủ tướng Tây Đức được 89 vạn 6.230 phiếu thì lại được 15 đại biểu.

- Ở Pháp năm 1951, đảng phản động của Biđô được non 2 triệu 22 vạn 6.000 phiếu mà được 85 đại biểu.

Đảng Cộng sản được ngót 5 triệu phiếu, đáng lẽ được 178 đại biểu, mà chỉ được non 100 đại biểu.

Trong cuộc tuyển cử hàng tổng ở Pháp vừa rồi, đảng của Biđô được 30 vạn 8.050 phiếu (8 phần 100 tổng số cử tri), mà được 106 đại biểu.

Đảng Cộng sản được 80 vạn 3.807 phiếu (22 phần 100 tổng số cử tri) mà chỉ được 43 đại biểu!

Xem đó, bà con chắc đã thấy rõ “bình đẳng” của các nước tư bản là thế nào.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 432, ngày 9-5-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.9, tr.460-461.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.