Vừa thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, thực dân Pháp lại gây ra cuộc chiến tranh xâm lược ở Bắc Phi. Hiện nay, gần 40 vạn binh sĩ Pháp (tức là một nửa tổng số quân đội Pháp) đang đánh nhau ở Angiêri và Marốc. Chẳng những nhân dân Pháp, mà cả binh lính Pháp cũng chán ghét chiến tranh.

Bắt đầu từ ngày 8-10, hơn 600 pháo binh ở Ruăng, phản đối không chịu đi đánh Bắc Phi. Rồi đến những binh lính thanh niên ở các nơi khác, chỗ thì 300, chỗ thì 500, cũng biểu tình phản đối đi Bắc Phi. Cuộc biểu tình hôm 14-10, có đến 3.000 binh lính tham gia.

Đáng chú ý là việc 300 lính thanh niên Công giáo kéo đến nhà thờ tụng kinh, rồi đi biểu tình. Và họ đã rải nhiều truyền đơn, đại ý nói: "Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Nhưng chiến tranh ở Bắc Phi là phi nghĩa, là giết hại những người Ảrập đấu tranh cho quyền tự do độc lập của họ. Thế là trái ngược với lòng bác ái của Đức Chúa. Vì vậy, chúng tôi phản đối...".

Những cuộc biểu tình của binh lính Pháp được học sinh và công nhân Pháp ủng hộ nhiệt liệt.

Nhân dân Việt Nam ta đồng tình với anh em Bắc Phi, đồng tình với binh sĩ Pháp và nhân dân Pháp trong phong trào chống chiến tranh.

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 598, ngày 22-10-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.172.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.