Quân đội nhân dân chẳng những khi cầm súng đánh giặc, mới lập được công; mà trong thời kỳ hòa bình cũng lập được công. Thí dụ:

Năm nay, nước sông to hơn mọi năm trước. Ở Liên khu 3, nhiều chỗ đê vỡ. Bộ đội ta ở những vùng đó đã ra sức cùng nhân dân chống lụt, giữ đê; đã có những hành động oanh liệt và anh hùng tập thể như: ở Vụ Bản (Nam Định) và Lý Nhân (Hà Nam), khi thấy đê sạt, cống vỡ, toàn thể đại đội L. và trung đội M. liền nhảy xuống nước, nắm chặt tay nhau, dùng thân mình làm con đê sng. Nước lên ngập cổ, các chiến sĩ vẫn kiên quyết giữ vững, để đơn vị khác và nhân dân có đủ thời giờ chữa lại đê.

Nhiều đơn vị không quản mưa to gió rét, làm việc suốt ngày đêm. Có đơn vị đã khéo kết hợp việc giúp dân giữ đê với việc tuyên truyền giải thích cho đồng bào rõ chính sách của Đảng và của Chính phủ.

Kết quả là đã cu được hàng vn mu rung, lại thắt chặt thêm mối đoàn kết giữa quân và dân. Đồng bào Nam Định đã đặt câu hát thắm thiết để tặng bộ đội:

Dù rng công vic khó khăn,
Các anh bđi cũng lăn mình vào.
Dù cho nguy him thế nào,
Các anh bđi chng bao gi chùn.
Mt lòng vì nước, vì dân,
Các anh xng đáng là con Bác H!

Đó là một giải thưởng rất quý báu cho bộ đội! Chúng tôi được tin rằng Hồ Chủ tịch và Chính phủ định khen thưởng thêm những đơn vị đã có công đánh thắng giặc lụt.

Hoan hô tinh thần anh dũng của bộ đội ta!

C.B.

-------

- Báo Nhân Dân, số 237, từ ngày 11 đến ngày 12-10-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.84-85.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.