Bộ đội ta làm dân vận có kết quả rất khá. Vài thí dụ:

- Ở Hạc Trì (Phú Thọ), bộ đội ra sức giúp đồng bào tăng gia sản xuất, chống đói, làm nhà và giúp những việc khác. Có những đơn vị ăn cơm độn ngô, để dành gạo giúp cho dân. Vì vậy, nhân dân yêu mến bộ đội, đặc biệt là đồng bào Công giáo càng tỏ ra cảm động, biết ơn.

- Suối Pao (Tả Ngạn) là vùng hoàn toàn Hoa kiều ở, bị chiếm đóng suốt thời kháng chiến. Địch ra sức tuyên truyền nói xấu ta. Vì vậy, lúc mới giải phóng, nhân dân nghi ngờ bộ đội. Lại thêm không hiểu tiếng nhau, cho nên công tác dân vận rất khó. Bộ đội ta kiên nhẫn, đi làm quen từng người, từng nhà. Tắm giặt cho các em bé, giúp dân làm mọi việc. Dần dần nhân dân gần gũi bộ đội, nhưng vẫn còn thắc mắc: Có cướp của, có đánh người, có bừa bãi như Tây không?

Bộ đội lấy việc thiết thực để giải quyết thắc mắc của dân: Tự mình ra rừng kiếm củi, làm vệ sinh, mua bán công bằng, tôn trọng phong tục, tập quán của dân. Thấy vậy, thái độ nhân dân đối với bộ đội thay đổi hẳn, nghi ngờ biến thành yêu quý, người biếu thứ này, người tặng quà khác. Giữ kỷ luật, bộ đội không nhận quà dân cho. Do đó, lại có thắc mắc mới: Vì sao bộ đội chê của dân?...

Về sau, ngày nào nhân dân cũng tự động kéo nhau đến nghe bộ đội nói chuyện, do một người Hoa kiều biết tiếng Việt dịch hộ. Họ nói với nhau: “Tây nói láo, bộ đội Việt Nam tốt lắm”. Khi bộ đội chuyển sang vùng khác, nhân dân tỏ vẻ rất luyến tiếc. Một cụ già nói: “Từ thuở cha sinh mẹ đẻ, bây giờ tôi mới thấy có bộ đội tốt như bộ đội Cụ Hồ!”.

Đó là những kinh nghiệm tốt cho toàn thể bộ đội cũng như cho toàn thể cán bộ ta: Nắm vững chính sách, làm đúng ý nguyện của nhân dân, thì công tác dân vận nhất định thành công.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 474, ngày 20-6-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.527-528.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.