Từ năm 1955, Liên Xô đã tự động giảm bớt 214 vạn binh sĩ. Số tiền chi tiêu vào quốc phòng của Liên Xô năm nay chỉ chiếm 15% của tổng ngân sách.

Liên Xô tự động ngừng thử vũ khí nguyên tử và khinh khí.

Chính sách hòa bình và nhân đạo của Liên Xô được nhân dân thế giới ủng hộ nhiệt liệt.

Mỹ không hề giảm quân số.

Mỹ lập 250 căn cứ quân sự ở 42 nước phe Mỹ; đặt trạm bắn tên lửa ở nhiều nước.

Tổng ngân sách của Mỹ năm nay là 72.400 triệu đôla, trong đó chi tiêu về quân sự là 36.600 triệu đôla tức là hơn 50% tổng ngân sách.

Tệ hơn nữa là Mỹ thường cho máy bay mang bom khinh khí bay về hướng Bắc cực của Liên Xô. Đó là một hành động khiêu khích không những đối với Liên Xô mà đối với cả nhân dân thế giới. Vì nếu trong khi ốm, Tổng thống Mỹ lãng trí một chút hoặc người lái máy bay và người báo động sai lầm một chút, là nạn chiến tranh nguyên tử có thể nổ bùng.

Mỹ không chịu chấm dứt việc thử bom nguyên tử và khinh khí. Tổng thống Mỹ mượn cớ rằng vì muốn làm cho các thứ bom ấy “sạch” hơn (nghĩa là ít chất độc) cho nên Mỹ cần tiếp tục thử. Nhưng có mấy đại biểu Quốc hội Mỹ, trước hết là ông Anđớcsơn, Phó chủ tịch Ủy ban nguyên tử, đã công khai nói rằng: Bộ Quốc phòng Mỹ đã thêm những chất bẩn hơn vào bom nguyên tử và khinh khí. Các ông nghị đã thách Bộ Quốc phòng Mỹ đưa việc này ra bàn cãi công khai. Nhưng Bộ Quốc phòng không dám nhận lời thách đó.

Cũng như nhân dân khắp thế giới, nhân dân Mỹ đã chống việc Chính phủ Mỹ tiếp tục thử bom.

Có bốn vị anh hùng Mỹ đã quyết tâm hy sinh tính mạng mình để chống lại việc thử bom. Bốn vị ấy là:

- Ông Bigiêlo, 51 tuổi, họa sĩ và kiến trúc sư,

- Ông Hơnpintơn, 50 tuổi, công trình sư,

- Ông Uynlơngbai, 43 tuổi, Bí thư của “Hội những người tự giác chống đi lính”,

- Ông Sơút, 25 tuổi, sinh viên đại học mới tốt nghiệp, một chiến sĩ hòa bình.

Hôm 25 tháng 3, bốn vị này đã dùng chiếc thuyền buồm nhỏ định đi đến đảo Mácsan là nơi đế quốc Mỹ định thử bom.

Hoan hô tinh thần dũng cảm, liều mình đấu tranh cho hòa bình của bốn vị anh hùng Mỹ!

TRẦN LỰC
-------------------------------

- Báo Nhân Dân, số 1523, ngày 14-5-1958, tr.3.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.409-410.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.