Thủ tướng Nêru là một người suốt đời đấu tranh cho dân tộc giải phóng, đã bao năm ra tội vào tù.

Ông là một người cần kiệm, khiêm tốn.

Ông là một vị thủ lĩnh của 360 triệu nhân dân Ấn Độ.

Ông là một chiến sĩ dũng cảm phấn đấu cho hòa bình châu Á và thế giới.

Vì vậy mọi người khâm phục và kính mến ông.

Khi Thủ tướng Nêru đến Hà Nội, đến Bắc Kinh và nơi khác, Chính phủ ta và Chính phủ Trung Quốc đón tiếp ông một cách rất trọng thể, nhân dân ta và nhân dân Trung Quốc nhiệt liệt hoan nghênh ông. Trong những cuộc tiếp đón và hoan nghênh, hình thức lễ nghi và tinh thần kính yêu đã hòa lẫn.

Kính yêu Thủ tướng Nêru tức là kính yêu dân tộc Ấn Độ.

Nhưng hôm 30-10, Thủ tướng Nêru đến Sài Gòn, bọn Ngô Đình Diệm một mặt giả ân cần, một mặt xúi bọn du côn tung truyền đơn, dán khẩu hiệu chống Thủ tướng Nêru. Thậm chí trên những cổng chào do chính quyền Diệm dựng lên đã căng những khẩu hiệu như: “Đánh đổ chính sách hòa bình chung sống của Nêru”.

Bọn Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, đê hèn, vô lễ, phạm đến uy nghiêm một vị thượng khách, một người bạn tốt của nhân dân Việt Nam.

Chúng thật là dại dột và ngu ngốc.

C.B.

--------------

Báo Nhân Dân, số 259, ngày 10-11-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.