Khắp miền Nam, nhất là ở những vùng kháng chiến cũ, bọn Diệm ra tay khủng bố giết người, cướp của, đốt làng. Vụ thảm sát ở hai thôn Tân Hiệp và Tân Lập là một kiểu mẫu tội ác của chúng. Chúng đã giết sạch, cướp sạch, đốt sạch.

Hôm 9-7, bọn Diệm kéo đến thôn Tân Hiệp, bắt giết 22 người đàn ông.

Hôm 14-7, chúng giết 10 trẻ em và 15 phụ nữ trong đó 5 người có thai gần đẻ.

Hôm 16-7, chúng giết nốt 8 người cuối cùng hoặc vì ốm nặng, hoặc vì mới ở cữ không chạy đi được.

Trong thôn có 57 người, chúng giết hết 55 người. Chỉ còn 2 người đi vắng, may trốn thoát.

Các mẹ và các chị phụ nữ bị chúng lột hết quần áo, trói lại, thay nhau hãm hiếp: Rồi chúng dùng lưỡi lê đâm từ ngực xuyên đến lưng. Có người còn bị chúng chặt cụt chân tay, cắt cổ, mổ bụng, moi cắt bào thai!

Những trẻ em mới 7, 8 tháng đến 9, 10 tuổi cũng bị chúng giết một cách cực kỳ thê thảm.

Giết người xong, chúng vào từng nhà cướp sạch của cải, rồi đốt trụi làng.

37 người ở thôn Tân Lập cũng bị chúng giết một cách dã man như vậy.

Cả 2 thôn, 61 người lớn, có những cụ già 60, 70 tuổi và 31 trẻ em bị chúng giết sạch. Chỉ còn 2 người đi vắng may trốn thoát.

Bà con ta nên đưa chuyện này nói cho nhau biết, người này nói với người khác, nhà này nói với nhà khác, để thêm căm thù bọn Diệm, để càng thương xót đồng bào miền Nam. Biến căm thù và thương xót thành sức phấn đấu. Mỗi người chúng ta càng cố gắng, càng hăng hái làm tròn nhiệm vụ, để củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam làm cho nước nhà mau được thống nhất, đồng bào miền Nam mau được giải phóng.

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 589, ngày 13-10-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.162-163.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.