Vụ án tên Ninh, tên Giáo (2 tên giả danh công giáo) và bọn địa chủ cường hào gian ác ở Sở Kiện, tỉnh Hà Nam (báo Nhân Dân, ngày 13-1-1956) là một kinh nghiệm đau xót và sâu sắc cho đồng bào công giáo và cho toàn thể cán bộ ta:

Trước Cách mạng Tháng Tám, chúng đã vào tổ chức phản động.

Sau cách mạng, chúng chui vào cơ quan của ta để phá hoại từ trong phá ra.

Hồi kháng chiến, chúng theo Pháp, lập tề, làm mật thám, lùng giết cán bộ ta. Chúng đã chỉ điểm cho địch ném bom chết 75 đồng bào.

Khi Sở Kiện được giải phóng, chúng giả làm hăng hái, tiến bộ, để tiếp tục phá hoại.

Để chia rẽ đồng bào lương và giáo, để làm cho đồng bào giáo nghi ngờ Chính phủ ta cấm đạo, chúng đã tịch thu quỹ của nhà chung. Chúng gọi cha cố là thằng. Chúng mắng nhiếc đồng bào đeo tượng Chúa.

Hòa bình trở lại, chúng giả danh cán bộ của Chính phủ vào tịch thu hơn 200 tạ thóc của nhà chung và của đồng bào bị địch cưỡng ép di cư.

Để cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam, chúng đã đốt một lần 120 nóc nhà. Rồi chúng lại phao tin là bộ đội ta đốt!

Đối với những người trước đã bị chúng bắt ép đi lính cho địch, nay chúng lại sỉ nhục, đe dọa đủ cách. Chúng nói: Đi lính ngụy 3 năm thì phải đi dân công 3 năm để chuộc tội. Chúng phá hoại chính sách khoan hồng của Chính phủ ta.

Những gia đình tản cư trong thời kỳ kháng chiến, thì chúng không cho trở về làng.

Để phá hoại cải cách ruộng đất, chúng sắp đặt tay sai của chúng, để cho cán bộ bắt phải rễ xấu. Chúng che chở cho địa chủ lọt thành phần, quy phú nông và trung nông lên địa chủ, để làm cho nhân dân hoang mang. Chúng giết chết khổ chủ. Chúng đốt nhà nông dân. Chúng đã dùng mọi thủ đoạn tội ác để phá hoại chính sách của Đảng và của Chính phủ.

Nói tóm lại: Chúng đã phản Chúa, phản dân, phản nước.

Suốt mấy năm, chúng dám hoành hành, là vì cán bộ cấp trên đã nặng bệnh quan liêu, xa thực tế, xa quần chúng.

Ngày nay, do cán bộ đi sâu xét kỹ, nhờ nhân dân lương và giáo kiên quyết đấu tranh, cho nên bọn Ninh và Giáo đã phải đền tội. Đồng thời, vụ này cũng nêu lên một kinh nghiệm, nhắc nhủ đồng bào công giáo và toàn thể cán bộ ta phải luôn luôn cảnh giác.

C.B

---------

Báo Nhân Dân, số 692, ngày 24-1-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.