Cuối tháng 1-1953, bù nhìn “bầu cử” ở các vùng và các thành phố tạm bị chiếm. Nếu xem đó chỉ là một trò hề, thì không đúng. Vì đó là một bộ phận trong âm mưu của lũ giặc cướp nước và lũ giặc phản nước. Âm mưu của chúng là: cướp bóc kinh tế, tiến công quân sự, và la bp chính tr. Chúng dùng “dân ch”giả hiệu để tô vẽ “đc lp”giả hiệu.

Các báo chí phản động Pháp - Mỹ và báo Việt gian đã đánh trống thổi kèn ầm ĩ cho cuộc “bầu cử” ấy. Điều đó càng chứng rõ đấy là âm mưu chính trcủa lũ đế quốc xâm lược.

Nhưng sự thật đã phơi rõ mặt giả dối của chúng. Tuy những con số của chúng là những con số láo toét, gian lận, nhưng ta có thể tạm dùng những con số ấy để vạch mặt nạ chúng. “Lấy gậy mày, đập lưng mày”, thì chúng không chối cãi được.

Chúng nói rằng trong vùng tạm bị chiếm có 10 triệu người, song số cử tri chỉ có 80 vạn. Thế là trong 100 nhân dân, chỉ có 8 người được đi bỏ phiếu. Chúng lại nhận rằng trong số 80 vạn cử tri, có 3 phần 10 không đi bỏ phiếu. Thế là trong 10 triệu người, chỉ có 56 vạn người đi bỏ phiếu, tức là 95 phn trăm nhân dân vùng tm b chiếm không được tham gia bu c.

Vác mặt ra “ứng cử” đều là những tay buôn lậu nổi tiếng, những tên Việt gian đã từng liếm gót giày cho giặc Nhật, giặc Tây, những bọn đã bị nhân dân phỉ nhổ, như bè lũ Mai Văn Hàm, Hoàng Cơ Bình, v.v..

Trước ngày “bầu cử” và trong ngày “bầu cử”, giặc và bù nhìn phải động viên lính Pháp và ngụy binh giới nghiêm, vì chúng sợ nhân dân chống lại cuộc “bầu cử” giả hiệu ấy. Đồng thời, chúng đã bắt bớ lung tung. Chúng lại đe dọa: “Những người có quyền bầu cử không được vắng mặt”. Khi bỏ phiếu thì người cử tri phải một tay cầm lá phiếu, một tay cầm thẻ căn cước. Ở nơi bỏ phiếu, giặc và bù nhìn bố trí mật thám rất đông. Tuy vậy, vẫn có nhiều người bỏ phiếu trắng, hoặc viết những câu chửi rủa bù nhìn và giặc Pháp trên lá phiếu.

Dù bị giặc Pháp và bù nhìn ép buộc, nhiều người đã tìm cách này cách khác tránh đi bỏ phiếu. Đài phát thanh địch cũng phải nhận rằng ở vùng tạm bị chiếm Bắc Bộ, trong 100 cử tri, chỉ có 69 người đi bỏ phiếu. Có nơi, trong 100 cử tri, chỉ có 54 người đi bỏ phiếu.

Việc tuyên truyền lừa bịp của giặc và bù nhìn lại không ăn khớp, để lòi đuôi giả dối ra. Vài thí dụ:

Báo Pháp viết: “Quảng đại quần chúng đã tham gia bầu cử”.

Nhưng báo M viết: “Cuộc bầu cử ấy chỉ có tính chất tượng trưng”.

báo Anh viết: “Ảnh hưởng của cuộc bầu cử kém sút nhiều lắm”.

Việt gian Lê Văn Hoạch thì nói số người đi bầu là hơn 80 phần trăm.

Đài phát thanh của địch thì nói là 75 phần trăm.

Báo phản động ở Pháp thì nói là 70 phần trăm.

Đồng bào ở vùng tạm bị chiếm đã so sánh cuộc “bầu cử” giả hiệu ấy với quang cảnh rộn rịp, vui mừng của cuộc tổng tuyển cử thật thà dân chủ của ta năm 1946, và đã có câu ca dao:

Tuyn c dân ch, C H.

Bu c ca Bo Đi là đ hôi tanh.

Nói tóm lại: Sự giả dối và gian lận của giặc và bù nhìn rất rõ ràng, nhưng chúng vẫn cố lừa bịp một số đồng bào ta trong vùng tạm bị chiếm và một số người trên thế giới.

Về chính trị cũng như về quân sự, dù chúng thất bại nặng, ta cũng ch nên ch quan khinh đch. Chúng ta phải lột trần mặt nạ của chúng, để mọi người thấy bộ mặt thật xấu xa, độc ác của lũ Pháp - Mỹ và bọn bù nhìn chó săn của chúng.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 94, từ ngày 6 đến ngày 10-2-1953, tr.1.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.62-64.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.