Báo hàng tuần tư sản Mỹ Thời báo (24-10) viết:

Một trong những cải cách xã hội của Chính phủ cộng hòa dân chủ (1931 - 1936) là cấm nghề gái đĩ. Tướng Phơrăngcô (phát xít) lên cầm quyền, liền đặt ra luật lệ: con gái đến 23 tuổi thì được làm đĩ. Hiện nay, ở Tây Ban Nha có 1 vạn 3.000 gái đĩ công khai và độ 10 vạn đĩ lậu, phần đông chưa đến 23 tuổi. Những quán rượu, tiệm chè sang trọng ở thủ đô đều đầy rẫy những gái lẳng lơ, đến nỗi hễ chiều tối thì khách đàn ông không dám đưa vợ con họ đến chơi những nơi ấy.

Bệnh tiêm la hoành hành ở Tây Ban Nha. Mỗi năm ở nhà thương có hơn 20 vạn người bệnh. Đó là không kể những người bí mật tự chữa lấy, hoặc không chữa gì hết. Báo Ariba đã viết: “Để giữ gìn đạo đức của giai cấp mình, những người giàu có đã khuyến khích nghề làm đĩ”. Linh mục Lanô nói một cách mỉa mai: “Để bảo vệ sự trong sạch của vợ con mình, những người thượng lưu đã dùng một bức tường kỳ quái, bức tường xây dựng bằng linh hồn và xác thịt của hàng vạn phụ nữ nghèo nàn, “bức tường bằng thịt”.

Thảm hại nhất là có những con gái vừa 14 tuổi đã bị bán làm đĩ, giá tiền một đứa trẻ là 17 đôla rưỡi...!

Ở các nước tư bản đều có những “bức tường bằng thịt” như vậy. Cách đây hơn 100 năm, ông Mác và ông Ăngghen đã viết: trong xã hội tư bản, “chỉ có giai cấp tư sản có gia đình, điều kiện tồn tại của nó là: gia đình của người vô sản buộc phải tan rã, và có nghề gái đĩ công khai. Xóa bỏ cách sản xuất (theo lối tư bản) hiện nay, thì nghề làm đĩ công khai hoặc bí mật cũng hết” (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản).

Lúc còn chế độ thực dân và phong kiến ở nước ta, cũng có “bức tường bằng thịt”. Dưới chế độ dân chủ cộng hòa, nhân dân ta - trước hết là phụ nữ - phải cố gắng tẩy sạch cái hủ bại ấy mà xây dựng cho tất cả phụ nữ một cuộc đời tươi sáng, tốt đẹp hơn.

C.B.

-----------

Báo Nhân Dân, số 619, ngày 12-11-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.