"Con đi đi. Đi đi con,

Đánh Tây, để giữ nước non Lạc Hồng,

Bao giờ kháng chiến thành công,

Con về giúp mẹ vun trồng lúa khoai".

Đại khái đó là lời bà cụ Nguyn Th Vĩnh dạy các con của bà cụ như thế.

Bà cụ Vĩnh quê ở Nam Định. Ngày trước, lên làm ăn ở Tam Đảo. Nay tản cư đến Thái Nguyên. Năm nay 50 tuổi.

Bà cụ có 6 người con - 5 trai và 1 gái. C 6 người đu bđi.

Tuy nhà nghèo, bà cụ Vĩnh vẫn hăng hái giúp đỡ cán bộ và bộ đội như con cháu ruột thịt. Bà cụ nói: "Con mình ở bộ đội, đi đến đâu cũng được đồng bào thương yêu giúp đỡ, vậy đối với con cháu đồng bào ở bộ đội, mình cũng phải thương yêu giúp đỡ như con cháu mình".

Bà cụ Vĩnh chẳng những là mẹ hiền của 6 chiến sĩ con cụ, mà còn là mẹ chung của cả các chiến sĩ Việt Nam.

Vì c nhà kháng chiến, bà cụ Vĩnh và các con cụ thật xứng đáng với Tổ quốc. Và bà cụ thì xứng đáng là gương mẫu cho các bà mẹ Việt Nam.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 34, ngày 29-11-1951, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.239.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.