Cụ Hà Văn Quận 123 tuổi, quê ở Khu IV. Nhiều bạn đọc đã nghe tiếng.

Cụ Hương 116 tuổi, xã Nghi Quang, Nghệ An.

Cụ Nguyễn Duy Nhàn 106 tuổi, xã Định Thành, Thanh Hóa.

Cụ Nguyễn Văn Kính 105 tuổi, xã Hồng Minh, Hà Đông.

Bà cụ Huân 103 tuổi, xã Chân Lý, Hà Nam.

Bà cụ Gù 100 tuổi, xã Tô Hiệu, Phát Diệm.

Bà cụ người Mèo 100 tuổi, xã Bạch Ngọc, Hà Giang.

Bà cụ Đỗ Thị Chương 99 tuổi, ở Thủ đô Hà Nội.

Cụ Hoàng Văn Huyên 95 tuổi, xã Văn Phú, Ninh Bình.

Cụ Hoàng Văn Đông 86 tuổi.

Bà cụ Nguyễn Thị Ba 81 tuổi, quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Ngoài bà cụ Chương ở thành phố, còn 10 cụ đều ở nông thôn, đều là bần nông hoặc cố nông. Như cụ Nhàn đã phải đi ở làm thuê từ thuở bé đến 96 tuổi! Vì vậy, ở những nơi cải cách ruộng đất, các cụ đấu tranh rất hăng.

Nhiều cụ đông con đông cháu. Như cụ Nhàn có 12 người con, bà cụ Mèo có 107 người con, cháu, chắt, chiu [1].

Các cụ đều mạnh và ham làm việc. Như cụ Kính đi 15 cây số không mỏi và gánh được 30 cân. Cụ Đông mỗi bữa ăn được 5-6 bát cơm và đi cày được.

Báo Nhân Dân kính chúc các cụ sống lâu và luôn luôn mạnh khoẻ.

*
*     *

Tái bút: 1- Địa phương nào có các cụ ngoài 80 tuổi, xin viết thư cho báo. 2- Viết thư, xin viết rõ ràng: tên, họ, tuổi, gia đình và quê quán của các cụ. 3- Cảm ơn các bạn đã viết thư cho báo.

Cụ già nhiều tuổi nhất của Ấn Độ là cụ Ra-di-a Bam, 140 tuổi.

C.B.

---------

[1] Chiu (tiếng địa phương): Chút.

- Báo Nhân Dân, số 694, ngày 26-1-1956, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.250-251.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.