Tiểu tư sản là ai?

Là phần lớn những người lao động trí óc, và những người có công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, có thủ công nghiệp.

Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, trong sự nghiệp xây dựng dân chủ mới, tiểu tư sản là một bộ phận trong động lực cách mạng, là bạn đồng minh của giai cấp công nhân. Đa v ấy rất rõ ràng.

Vì sao tiu tư sn phi ci to tư tưởng?

Trong xã hội còn giai cấp, thì người ta ai cũng có giai cấp và giai cấp tính. Ta phải thật thà nói rằng giai cấp tính tiểu tư sản có nhiều khuyết điểm cần phải cải tạo.

Đại tư bản là giai cấp bóc lột, nên phản cách mạng triệt để.

Công nhân là giai cấp bị bóc lột nhất, nên cách mạng triệt để.

Tiểu tư sản là một giai cấp lừng chừng giữa hai giai cấp trên. Nó không bóc lột như đại tư bản, cho nên nó không phản cách mạng. Nó không bị bóc lột tàn tệ như công nhân, cho nên cũng không cách mạng triệt để. Khi bị đế quốc và phong kiến áp bức, thì nó nghiêng về cách mạng. Khi cách mạng tiến mạnh, đòi mọi người phải chịu khổ, phải hy sinh, thì nó hoang mang, rụt rè. Nói tóm lại, tính lừng chừng ở giữa hai giai cấp cách mạng và phản cách mạng triệt để gây nên những mâu thuẫn trong tư tưởng và những khuyết điểm trong hành động của tiểu tư sản. Những khuyết đim chính là:

- Khuynh hướng cá nhân tự do: Vì cách sinh hoạt, vì thói quen, mà tiểu tư sản có tính rời rạc. Họ cho tổ chức và kỷ luật là bó buộc, khó chịu, mất tự do.

- Thiếu tinh thần nhẫn nại: Khi vui thích, khi hoàn cảnh thuận lợi thì hăng hái. Khi không vui thích, khi gặp khó khăn, thì dễ đâm ra chán nản, bi quan, tiêu cực. Do đó, khi thì quá tả, khi thì quá hữu.

- Giàu tính tự ái. Xem khinh lao động. Cho công nông là dốt nát, lạc hậu. Do đó, xa quần chúng, thiếu đoàn kết, kém dân chủ. Do đó mà cứ luẩn quẩn với câu hỏi "Ai lãnh đạo cách mạng?", dù sự thật là lịch sử đã trả lời dứt khoát câu hỏi đó từ lâu rồi. Cũng do đó mà khi thấy cất nhắc cán bộ công nông, thì lầm tưởng rằng không trọng trí thức.

- Nói và làm, hiểu biết và thực hành không nhất trí. Thí dụ, khi thật hăng thì nói "hy sinh tất cả để phụng sự nhân dân", song khi gặp công việc gì khó khăn, nguy hiểm thì lo cho thân mình và gia đình mình trước. Nông dân cày ruộng, công nhân xây nhà. Người tiểu tư sản trí thức thì "xây không hay, cày không thạo", những điều hiểu biết phần lớn chỉ là hiểu biết trong sách, trên giấy. Do đó, tư tưởng và quan điểm không thiết thực, không cụ thể.

- Hay tính toán, hay do dự, hay chủ quan. Dễ lay động, dễ quá trớn. Không kiên quyết, không triệt để.

Những tính xấu trên đây đều do giai cấp tính mà ra, không phải lỗi tại ai.

Ci to thế nào?

Trong xã hội còn giai cấp, muốn cải tạo tư tưởng cho tất cả mọi người trong một giai cấp là một điều không thể làm được. Giai cấp còn thì giai cấp tính còn. Bao giờ cách mạng phát triển đến chủ nghĩa xã hội, giai cấp hết thì giai cấp tính mới hết. Song ci to cá nhân thì quyết làm được và cần phải làm.

Muôn vật đều tiến hóa, thì tính chất, tư tưởng của con người cũng tiến hóa. Người tiểu tư sản có khuyết điểm, nhưng cũng có ưu điểm, cho nên nhất định cải tạo được.

Song cải tạo là một cuộc đổi người cũ thành người mới, một cuộc “thay da đổi óc”, một cuộc đấu tranh gay go và lâu dài. Vì vậy, người ngoài không cưỡng bức được, không vội vàng được, không nên yêu cầu quá cao, mà phải chịu khó giúp đỡ, tiến dần từng bước.

Người tiểu tư sản thì phải có quyết tâm, tự giác tự động, chịu khó học tập và thực hành, cố gắng tham gia công việc thực tế, gần gũi quần chúng. Đồng thời thật thà tự phê bình và phê bình để sửa chữa điều dở, phát triển điều hay.

Với đà tiến bộ của dân tộc và trách nhiệm quan trọng của giai cấp mình, người tiểu tư sản hăng hái chắc sẽ cải tạo thành công để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc chung.

C.B.

--------

- Báo Nhân Dân, số 21, ngày 16-8-1951, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.159-161.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.