Những vùng ruộng đất đã cải cách, nông dân đã làm chủ, sản xuất tăng gia nhiều. Nơi nào khéo tổ chức, khéo lãnh đạo các tđi công, thì đời sống của nông dân được cải thiện hẳn. Tổ đổi công của đồng chí Sinh (Thái Nguyên) là một kiểu mẫu.

Tổ này theo đúng nguyên tắc t giác, t nguyn gồm có trung, bần cố nông. Nội bộ thật sự dân ch. Làm việc có kế hoch thống nhất. Sắp đặt công việc rất hợp lý. Nhờ vậy mà đã giải quyết được những khó khăn như thiếu trâu bò, nông cụ, đã cày gặt kịp thời và đã tăng năng suất rất nhiều.

Cách làm việc của tổ đại khái như sau: Ai thạo việc gì, chuyên làm việc ấy; làm thì làm tập thể. Như vậy, đã nâng cao được năng suất, lại tiết kiệm được sức lao động. Đến mùa làm cỏ, phụ nữ đi làm cỏ, đàn ông thì đi lấy nứa, lấy củi để đổi lấy thóc. Trong tổ giúp nhau lợp nhà, giúp nhau lương thực. Mỗi tháng để 1 ngày cùng nhau chặt nứa, bán lấy tiền để giúp nhau mua trâu bò và nông cụ. Họ có kế hoạch trong 3 năm thì nhà nào cũng có trâu... Thành tích ấy đã làm cho nông dân càng thêm hăng hái, thêm đoàn kết. Mà được như thế, là vì cán bộ công bằng, không tự tư tự lợi.

Đó là một gương mẫu về tổ chức và lãnh đạo, mà tất cả cán bộ ta ở nông thôn cần noi theo, để đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân.

C.B.

--------

- Báo Nhân Dân, số 265, ngày 17-11-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.122.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.