Trong những đợt phát động quần chúng đã nảy nở ra nhiều cán bộ kiểu mẫu. Vài ví dụ:

- Mẹ Tài là bần nông công giáo (H.Y.). Mẹ rất tin rằng: Đời này chịu cực khổ, thì đời sau sẽ hưởng phúc lành. Mẹ chỉ có một người con trai, bị tên Hưng (địa chủ nhà chung) đánh chết. Mẹ cho như vậy là hồn con sớm được hưởng phúc thiên đường.

Cán bộ đến vận động 5 lần 7 lượt, mẹ Tài nhất định không nói gì. Sau đó, đồng chí B. nghĩ ra một cách: mỗi chiều bế một em bé hàng xóm đến thăm mẹ Tài, và ru em:

Mẹ già như chuối chín cây,
Gió đông cũng rụng, gió tây cũng rời!
Mẹ già trông cậy vào ai?
Có con, con chết ai nuôi mẹ già!

Nghe ru, lúc đầu thì mẹ buồn, kế đến mẹ nhớ con mình bị địa chủ đánh chết, rồi mẹ khóc. Rồi mẹ kể tội ác tên địa chủ Hưng… Kết quả là mẹ Tài trở nên hăng hái nhất trong việc “tố khổ”, cần cù nhất trong việc tuyên truyền.

Đồng chí B. là kiểu mẫu về tính chịu khó, kiên nhẫn, đã nhằm đúng tâm trạng của người nông dân.

- Một chiếc thuyền chở gạo bị đắm. Đồng chí K. mời một số dân làng đến nơi đó, và mở một cuộc thảo luận như sau:

K. hỏi - Gạo này là gạo của ai?

Mọi người đáp - Gạo của Chính phủ.

- Ai nộp gạo cho Chính phủ?

- Nhân dân nộp.

- Chính phủ dùng gạo này làm gì?

- Để nuôi bộ đội đánh giặc.

Đồng chí K. hỏi tiếp: thuyền đắm, bộ đội thiếu gạo phải nhịn đói, chúng ta có yên lòng không? Dứt lời, đồng chí K. tự mình xung phong xuống sông vớt gạo. Mọi người cảm động, đều làm theo. Vớt xong, một người đề nghị: “Gạo ướt, đi xa thì hỏng; chúng ta nên đưa gạo ướt về chia nhau ăn, đổi gạo tốt cho bộ đội”. Mọi người đều vui vẻ tán thành.

Đồng chí K. là kiểu mẫu về chỗ giải thích rõ ràng, vắn tắt, thiết thực, và miệng nói tay làm.

Hai chuyện này chứng tỏ rằng nếu cán bộ biết chịu khó, khéo hướng dẫn, thì nhân dân rất hăng hái đấu tranh, hăng hái giúp Chính phủ và bộ đội.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 157, từ ngày 1 đến ngày 5-1-1954, tr.3. 

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.