Ngô, khoai, sắn, là những thứ lương thực phụ rất cần thiết cho người và gia súc. Nếu hoa màu thu hoạch kém thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhiều việc. Điều đó bà con ai cũng biết.

Nhưng hiện nay các nơi trồng hoa màu còn yếu và chậm. Có nơi trồng ngô khá, thì trồng khoai và sắn chậm. Nơi trồng khoai và sắn khá, thì trồng ngô chậm. Vài thí dụ:

Ngô đã trồng được so với kế hoạch:

Những tỉnh tốt - Bắc Ninh 112%;

Hồng Quảng 109%.

Những tỉnh khá - Thái Bình 96%;

Hà Đông 92%.

Những tỉnh kém - Bắc Giang 40%;

Ninh Bình 47%.

Tính đổ đồng thì kế hoạch trồng ngô mới đạt 47%.

Khoai tính đổ đồng mới đạt hơn 74%.

Những tỉnh tốt - Phú Thọ đạt mức;

Hải Dương đạt mức.

Những tỉnh khá - Nghệ An 98%;

Thái Nguyên 92%.

Những tỉnh kém - Hải Phòng 66%;

Hưng Yên 64%.

Có những tỉnh còn nhiều diện tích chưa trồng, như:

Thanh Hóa - 6.000 mẫu tây;

Hà Đông - 2.700 mẫu tây;

Vĩnh Phúc - 2.100 mẫu tây, vân vân.

Sắn tính đổ đồng thì mới trồng được non 45% so với kế hoạch.

Những tỉnh tốt - Hải Dương 205%;

Hà Giang 109%.

Những tỉnh khá - Hà Nam 98%;

Hồng Quảng 93%.

Những tỉnh kém - Thanh Hóa 35%;

Vĩnh Phúc 30%.

Nói tóm lại: So với kế hoạch, khoai mới đạt non 3 phần 4, ngô và sắn đều chưa đạt 5 phần 10. Thời vụ thì không còn bao lâu nữa. Đó là một tình hình nghiêm trọng.

Để tránh tình trạng lương thực gặp khó khăn, các cấp ủy từ tỉnh đến huyện và xã cần phải cấp tốc đến tận nơi động viên và hướng dẫn đồng bào nông dân và các cơ quan, bộ đội trồng đủ và chăm bón tốt ngô, khoai, sắn, quyết tâm thu một vụ hoa màu thắng lợi.

Xin lỗi - Trong báo Nhân Dân (14-3-1962), dưới đầu đề “Làm thế nào cho lạc thêm vui” đúng ra là 1 tấn lạc đổi được 1,5 tấn (1 tấn rưỡi) gang. Vì để sót một dấu phẩy (,) mà viết sai thành 15 (mười lăm) tấn gang. Đó là một thái độ không nghiêm túc, cẩn thận, T.L. xin thật thà tự phê bình và xin lỗi các bạn đọc.

T.L.

---------------------------------

- Báo Nhân Dân, số 2946, ngày 17-4-1962, tr.1.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.378-379.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.