Từ đầu mùa đến nay, đồng bào nông dân và cán bộ các nơi đã cố gắng chống hạn, và đã có kết quả khá. Trong công việc chống hạn, nhiều tổ đổi công và hợp tác xã, thanh niên và bộ đội đã góp một phần khá to. Nhờ vậy mà lúa chiêm tốt.

Nhưng vài tuần nay, trời lại nắng gắt. Nhiều nơi nước lại cạn, như Thanh Hóa, Nghệ An, v.v., hoặc ruộng lại khô, do đó, lúa đã trỗ đòng nhưng không đủ nước cho lúa uống.

Chúng ta đã ra sức chống hạn suốt mấy tháng trời, nay chỉ độ ít lâu nữa thì sẽ được gặt. Nghĩa là chúng ta đã đi được đoạn đường dài, chỉ vài bước nữa thì đến mục đích. Nếu chúng ta chủ quan, ngại khó, không ra sức tiếp tục chống hạn, thì lúa sẽ thiếu nước, vụ chiêm sẽ không thật tốt như ý muốn. Thế là khác nào đi gần đến nơi mà chùn bước lại.

Trái lại, cố gắng tiếp tục chống hạn trong mấy ngày nữa, thì chúng ta sẽ đạt mục đích: Lúa sẽ đủ nước, vụ chiêm sẽ chắc được mùa.

Chống hạn thắng sẽ được mùa,

Khó nhọc mấy bữa, ấm no cả nhà.

Vậy đồng bào nông dân và cán bộ các nơi cần phải cố gắng tiếp tục chống hạn, để nắm chắc vụ chiêm thắng lợi.

Muốn cho đời sống vui tươi,

Lúa đủ nước uống thì người thừa ăn.

T.L.

----------------------

- Báo Nhân Dân, số 1874, ngày 3-5-1959, tr.1.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.200.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.