Vụ chiêm qua, đồng bào nông dân chống được hạn, sâu, nước úng, và thu hoạch rất khá. Kết quả ấy một phần là nhờ các tổ đổi công cố gắng nhiều.

Hiện nay, các nơi tổ đổi công phát triển khá mạnh. Cả miền Bắc có hơn 19 vạn tổ, bao gồm hơn 58% gia đình nông dân. Đó là một điều tốt. Số tổ tuy nhiều, nhưng tổ thường xuyên còn ít, cả miền Bắc mới có hơn 2 vạn tổ. Đó là vì:

- Sau cải cách ruộng đất, nông dân hăng hái sản xuất, sẵn sàng vào tổ đổi công. Tuy vậy đại đa số tổ viên còn thói quen và tư tưởng làm ăn riêng. Tư tưởng tập thể và tư tưởng cá nhân đang đấu tranh với nhau, và cuộc đấu tranh ấy không dễ hoàn toàn giải quyết trong một thời gian ngắn.

- Một số cán bộ chưa biết lãnh đạo. Họ còn ham chuộng hình thức; còn dùng cách mệnh lệnh, gò ép. Khi phân công cũng gò ép; khi khai hội, khi học tập cũng gò ép. Vì vậy, nhiều nông dân e ngại vào tổ đổi công thường xuyên.

Cán bộ ta cần hiểu thấu và nhớ kỹ rằng: Tổ đổi công phải theo nguyên tắc tự giác, tự nguyện. Lãnh đạo tổ đổi công cần phải dân chủ.

Dân chủ nghĩa là: Việc to thì phải bàn bạc với các tổ viên mà quyết định. Việc nhỏ thì cán bộ bàn bạc với nhau mà làm. Quyết không nên độc đoán, bao biện, gò ép. Phải tránh bệnh quan liêu mệnh lệnh. Phải khéo khuyến khích tự phê bình và phê bình trong tổ.

Đối với các tổ viên, cán bộ cần phải chịu khó tuyên truyền, giải thích, thuyết phục, giáo dục. Phải nâng cao dần giác ngộ chính trị của mỗi tổ viên. Phải nhớ rằng "công tác chính trị là mạch sống của mọi công tác kinh tế".

Cán bộ huyện và tỉnh cần phải đến tận nơi mà hướng dẫn, giúp đỡ và kiểm tra một cách thiết thực; không thể chỉ thỏa mãn với những báo cáo và những con số trên mặt giấy.

Cán bộ làm được như vậy (và phải làm như vậy), thì các tổ đổi công thường xuyên sẽ phát triển, vững vàng, và vụ mùa sắp tới sẽ chắc thắng lợi.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 858, ngày 10-7-1956, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.361-362.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.