(Kinh nghiệm chống đặc vụ Mỹ ở Triều Tiên)

Vì công an và bộ đội thi đua làm tròn nhiệm vụ, vì nhân dân hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đặc vụ, cho nên bọn phá hoại khó mà lọt lưới. Thí dụ:

- Tối 26-1-1953, địch thả dù 17 tên đặc vụ xuống núi Ngân Chân. Tờ mờ sáng, đồng chí Bùi, đội trưởng đội tự vệ, lên núi tìm. Khi gặp bọn chúng, đồng chí Bùi bình tĩnh hô to: "Chúng mày đã bị vây kín rồi! Đứa nào muốn sống thì hàng ngay. Đứa nào muốn chết thì chống cự!".

Cả bọn đặc vụ sợ hãi xin hàng, với 39 khẩu súng các loại, 4 máy vô tuyến điện, 7 hòm thuốc nổ và nhiều thứ khác.

Đế quốc Mỹ tổ chức những lớp huấn luyện cho bọn lưu manh, bọn bất mãn. Học xong, chúng giả mạo làm bộ đội, công nhân, học sinh, người buôn bán, v.v.. Với những giấy tờ giả, chúng mong chui vào các cơ quan, các nhà máy, các đoàn thể ta, để hoạt động phá hoại. Nhưng, chúng không lừa bịp được con mắt tinh anh của nhân dân. Thí dụ:

- Cao Thành ở gần giới tuyến Bắc và Nam, là nơi đặc vụ thường qua lại. Hôm rằm tháng 9-1954, một bà cụ nông dân 62 tuổi thấy một chàng thanh niên lạ mặt vào nhà xin ngủ trọ. Một mặt bà cụ ân cần tiếp đãi nó, một mặt bà cụ bí mật đưa tin cho Sở Công an. Sau khi bị bắt, tên kia thú nhận làm đặc vụ cho Mỹ.

- Ở làng Trường Phố, em Lý Hạng Cầu đi học, gặp 2 người quân nhân lạ mặt. Em Cầu lễ phép chào và hỏi chuyện. Thấy chúng trả lời lúng túng, em nghi ngờ và hỏi tiếp: "Thưa hai chú đi đâu bây giờ?".

Chúng trả lời: Đi Cửu Cao San. Em Cầu nói: "Cháu cũng đi về phía ấy, để cháu dẫn đường cho hai chú!". Thế rồi Cầu dẫn thẳng hai tên đặc vụ đến bốt dân quân.

Những chuyện nhân dân bắt được đặc vụ như vậy rất nhiều. Từ năm 1951 đến giữa năm 1955, Chính phủ đã thưởng huân chương cho 3.918 người và Bộ Nội vụ thưởng bằng khen cho 14.602 người có công bắt được đặc vụ của Mỹ và của Lý Thừa Vãn.

Đó là những kinh nghiệm cảnh giác mà công an, bộ đội và nhân dân ta nên học theo.

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 552, ngày 6-9-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.122-123.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.