Các cha cố ngoại quốc ở Trung Hoa ngăn trở con chiên tham gia phong trào yêu nước, và tìm mọi cách tuyên truyền cho đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ. Từ ngày 23-9-1950, bà con công giáo Trung Quốc phát động phong trào “Tam tự[1], mục đích là: yêu Chúa, yêu nước, chống đế quốc. Lẽ dĩ nhiên, các cha cố ngoại quốc ra sức phá hoại phong trào ấy. Vài thí dụ:

Giám mục người Pháp ở Thiên Tân là đức cha Giăng đơ Viên (Jean de Vienne) bảo hai linh mục Trung Quốc: “Hôm nay, hai cha ký tên vào lời kêu gọi “Tam tự” là đã phạm tội to. Từ nay, phải tạm treo chén[2] của hai cha. Mong hai cha hối lỗi”.

Cha Hồi Như Ngu đi tham gia Hội nghị đại biểu nhân dân. Đức cha Giăng dọa cha Hồi: “Cha đã tham gia cuộc hội họp của cộng sản, vậy cha phải xuống địa ngục”. Cha Hồi tức quá, nắm áo đức cha Giăng và đòi cùng nhau quỳ trước tượng Chúa để xin Chúa phán xử. Cha Hồi nói: “Để xin Chúa bắt bọn tay sai của đế quốc như cha xuống địa ngục, hay là những giáo dân yêu nước như chúng con xuống địa ngục”. Lẽ dĩ nhiên, đức cha Giăng không dám quỳ xin Chúa phán.

Ngày nay, hầu hết bà con công giáo Trung Quốc đều tham gia phong trào “Tam tự”.

C.B.

----------

[1]. Tự trị, tự quyền, tự dưỡng (BT).

[2]. “Treo chén” nghĩa là đình chỉ quyền làm lễ (BT).

Báo Nhân Dân, số 52, ngày 3-4-1952, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.