Được Bác và cha mẹ giáo dục, các em nhi đồng rất thương yêu các anh bộ đội và thương binh. Đây là một thí dụ cảm động:

Em Lê Thị Thanh, 12 tuổi, ở Phú Thọ, vừa gửi lên Hồ Chủ tịch 10 vạn bạc và một bức thư như sau:

“Thưa Bác. Năm ngoái, giặc chiếm đóng xã cháu. Cháu theo cha mẹ tản cư ở Phú Thọ. Cha mẹ cháu làm bánh chưng, bán được 2 vạn đồng, ủng hộ anh em thương binh. Cháu đan túi bút máy, bán được 1 vạn, cháu cũng ủng hộ anh em thương binh. Khi bộ đội ta đuổi giặc ra khỏi xã cháu, cha mẹ cháu trở về làng, làm bánh ngọt, bán được hơn 5 vạn, để ủng hộ thương binh và bộ đội.

“Cháu thấy vậy, cháu đổi đôi khuyên bạc của cháu lấy gà để nuôi, rồi bán gà mua lợn nuôi, và trồng ngô, khoai, sắn. Vừa rồi, cháu bán tất cả được 10 vn đng. Cháu xin gửi lên Bác, để Bác làm giải thưởng cho các anh chiến sĩ và làm quà cho các anh thương binh.

“Cháu hôn Bác nhiều”.

Mấy lời mộc mạc đó đủ chứng tỏ lòng các em nhi đồng nồng nàn yêu nước, mến Bác, thương bộ đội và thương binh. Các em thật xứng đáng là cháu yêu của Bác Hồ.

C.B.

--------

- Báo Nhân Dân, số 101, từ ngày 16 đến ngày 20-3-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.87.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.