Pari Mat là một tờ tạp chí Pháp đại phản động. Trong số đầu tháng 6, tạp chí ấy đăng một bài của phóng viên ở Sài Gòn gửi về, đại ý như sau:

“Không có chế độ nào thiếu dân chủ như chế độ Diệm. Ở miền Nam, tất cả báo chí đối lập với Diệm đều bị đóng cửa. Các sách báo từ Pháp gửi sang cũng bị cấm”.

“Hơn một nghìn người vì không ưa Diệm mà bị bắt giam, bị tịch thu tài sản. Diệm dùng những cách khủng bố rất tinh vi”.

“Diệm dùng cách dọa nạt, khủng bố ngay cả trong những cuộc hội họp lớn do y triệu tập. Các đại biểu không được tự do phát biểu ý kiến. Thậm chí có người đe dọa, đánh đập, bắt bớ”.

Tạp chí ấy nêu nhiều việc để chứng tỏ nhân dân không ưa chế độ Diệm, và kết luận: “Sự lạnh nhạt của nhân dân đối với Diệm đã rõ rệt ở chỗ họ hoàn toàn không hưởng ứng những cuộc hội họp do Diệm bày ra. Như hôm 3-5, cuộc “đại míttinh” ở trước tòa thị chính Sài Gòn chỉ có 150 người đến dự, kể cả đàn ông, đàn bà…”.

Chắc rằng lần này, bọn Diệm không thể nói rằng tạp chí Pari Mát cũng cộng sản hóa.

C.B.

------

Báo Nhân Dân, số 470, ngày 16-6-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.