CHI BỘ TỐT

Ngân Hà (Nam Định) là một trong những chi bộ tốt. Chi bộ Ngân Hà đã làm tốt những việc sau đây:

- Lãnh đạo tốt hợp tác xã nông nghiệp - Sản lượng lúa mỗi năm một tăng:

Mỗi mẫu, năm 1960 được 776 cân,

1961 được 822 cân,

1962 được 823 cân,

Vụ mùa có thể được 900 cân, vụ chiêm năm 1963 được 889 cân. Nhờ vậy mà mức sống của các xã viên được cải thiện dần dần.

- Chấp hành tốt chính sách lương thực - 3 năm nay, năm nào cũng hoàn thành tốt nghĩa vụ bán lương thực cho Nhà nước. Năm 1961 bán 28 tấn. Năm 1962 bán 30 tấn. Năm 1963 có thể bán nhiều hơn nữa.

- Các công tác khác cũng làm tốt - như thủy lợi, văn hóa, dân công, vệ sinh phòng bệnh, v.v..

- Củng cố và phát triển đảng tốt - từ năm 1961 đến nay đã phát triển thêm 14 đảng viên và 10 người nữa sắp được kết nạp vào Đảng. Sinh hoạt chi bộ đều đặn. Thường xuyên căn cứ vào công việc mà phê bình và tự phê bình để giúp đảng viên tiến bộ. Thí dụ: Việc đi tham gia xây dựng kinh tế miền núi, lúc đầu tư tưởng chưa thông, không ai muốn đi. Sau khi chi bộ họp, thẳng thắn đấu tranh tư tưởng, thì liền có 6 đảng viên xung phong đi và tuyên truyền được 40 người nữa cùng đi.

Có kết quả đó là do nội bộ đoàn kết chặt chẽ. Nghiên cứu kỹ lưỡng và luôn luôn cố gắng thực hiện những nghị quyết của Trung ương và của Đại hội Đảng toàn tỉnh. Trong mọi công việc, đảng viên đều xung phong gương mẫu, thực hiện khẩu hiệu "Đảng viên đi trước, làng nước đi sau". Do đó mà đảng viên và cán bộ được nhân dân tin cậy và được hợp tác xã bầu làm lao động tiên tiến.

Những điều chi bộ Ngân Hà đã làm được thì các chi bộ khác cần phải học tập và thi đua với Ngân Hà để làm cho kỳ được. Chi bộ Ngân Hà thì chớ tự mãn, trái lại cần phải cố gắng hơn nữa, phát triển những ưu điểm sẵn có và giải quyết những nhược điểm còn lại như tư tưởng bảo thủ, như hoa màu và chăn nuôi còn kém, hợp tác xã bán lợn cho Nhà nước còn ít, v.v..

CHI BỘ KÉM

Chi bộ kém là vì đảng viên và cán bộ không một lòng một dạ phục vụ nhân dân; không lãnh đạo nhân dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Một số đảng viên và cán bộ còn mang nặng những thói xấu như tham ô, ích kỷ... họ đã không làm kiểu mẫu tốt, mà lại nêu gương xấu.

Thí dụ: Đồng chí Hợi, Bí thư Đảng ủy xã Nam Lợi (Nam Định) đã tích trữ tiền xây một ngôi nhà ngói năm gian. Hôm dựng nhà (25-10-1963), đồng chí đảng ủy ta đã giết 3 con lợn, mua 30 chai rượu lậu, 140 cân gạo để làm cỗ. Chủ nhà đã mời nhân dân trong thôn, các cán bộ xã, các giáo viên, tất cả hơn 300 người ăn uống trong hai ngày. Mỗi người đưa lễ từ 2 đến 5 đồng. Tổng cộng thu nhập hơn 600 đồng.

Đồng chí Bí thư Đảng ủy Hợi đã nêu gương, cho nên một số cán bộ khác cũng bắt chước. Thí dụ: Chủ nhiệm Luyện, kế toán Thông, thủ quỹ Tác... khi làm nhà cũng giết lợn ăn uống lu bù.

Mong rằng Đảng ủy tỉnh và huyện nghiêm khắc phê bình, thiết thực giáo dục những đảng viên kém như ở chi bộ Nam Lợi, để giúp họ trở nên những đảng viên tốt, xứng đáng là đảng viên của Đảng ta.

T.L.

------------------------

- Báo Nhân Dân, số 3523, ngày 20-11-1963, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.204-206.


[1]. Báo Nhân Dân đăng dưới hai đề mục: Chi bộ tốt Chi bộ kém (BT).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.