Hôm kỷ niệm 3-3, khi đại biểu các báo đến chào mừng Hồ Chủ tịch, thì Cụ vừa nhận được một tập lớn những thư của nhi đồng và thanh niên. Cụ tỏ ý rất vui, và cho chúng tôi xem những thư ấy. Thư nào cũng tỏ ý nồng nàn quyến luyến Hồ Chủ tịch. Tôi được phép trích đoạn sau đây trong bức thư của chị Lâm:

“... Cháu rất sung sướng có dịp viết thư thăm Bác và kể chuyện Bác nghe. Cha mẹ cháu là công nhân ở Bình Trị Thiên. Từ lúc 14 tuổi, cháu làm giao thông bí mật cho Đảng. Năm nay, cháu 19 tuổi. Giặc Pháp bắt cháu 4 lần, chúng nó tra khảo dã man lắm, Bác ạ. Một lần, chúng nó treo cháu lên xà nhà và tra điện, làm cháu mất hai ba mảng tóc. May lần nào cháu cũng trốn được.

“Chúng nó đánh đập đau mấy, cháu cũng không nói gì cả, vì cháu biết nói thì có hại cho kháng chiến. Khi chúng nó đánh đau quá, thì cháu nghĩ đến Đảng, nghĩ đến Bác. Rứa là cháu không đau nữa.

“Cháu xin hứa với Bác: từ nay cháu sẽ cố gắng hơn nữa để xứng đáng là một nữ thanh niên Việt Nam, một đảng viên, một đứa cháu yêu của Bác.

“Cháu chúc Bác mạnh khỏe và hôn Bác nhiều”.

Xem thư, mọi người đều cảm động. Hồ Chủ tịch nói: “Đây là một trong những quà kỷ niệm quý báu nhất mà các cháu gửi cho tôi hôm nay”.

C.B.

-----------

Báo Nhân Dân, số 52, ngày 3-4-1952, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.