Trên công trường đường xe lửa Hà Nội - Mục Nam Quan đã có nhiều chiến sĩ gương mẫu. Thí dụ: Việc làm tà vẹt trước định mỗi người mỗi ngày làm 1 cái. Chiến sĩ Bính có sáng kiến sửa đổi cách làm việc, bắt đầu làm được 2 cái, rồi cứ tiến mãi mỗi ngày làm được 6 cái. Đồng thời chiến sĩ Bính phổ biến kinh nghiệm cho anh em, nhờ vậy mỗi người đều tăng năng suất.

Học kinh nghiệm chiến sĩ Bính, chiến sĩ Đạt tìm cách phát triển thêm, kết quả mỗi ngày làm được 8 tà vẹt.

Do lòng hăng hái thi đua của mỗi người, chỉ trong 3 ngày công trường đã tăng được 6.832 tà vẹt.

Điều đó lại chứng tỏ một lần nữa:

a) Sáng kiến và lực lượng của nhân dân rất to lớn.

b) Cán bộ cần phải học hỏi quần chúng để lãnh đạo quần chúng.

c) Tăng năng suất và tiết kiệm là một cách thiết thực của nhân dân ta chống âm mưu đế quốc Mỹ phá hoại hòa bình.

Chúng tôi được tin rằng: Hồ Chủ tịch đã khen thưởng hai chiến sĩ Bính và Đạt. Đó là những khen thưởng rất xứng đáng.

C.B.

--------------

- Báo Nhân Dân, số 303, ngày 29-12-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.9, tr.212.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.