Ở Việt Nam ta, rét 10 đtrên 0, thì đã là rét lắm. Mùa đông ở Pháp thường rét đến hơn 20 đ dưới 0. Theo các báo Pháp, có đêm hơn 30 người chết rét, ở những thành phố xa hoa như Pari, có hàng nghìn người không nhà không cửa, phải ngủ đường ngủ chợ, đêm nào cũng có người chết rét.

Đó là vì nạn thiếu nhà. Mà thiếu nhà là vì thiếu tiền.

Thiếu tiền là vì mỗi năm Chính phủ phản động Pháp tiêu tốn 420 nghìn triu vào chiến tranh xâm lược Việt Nam mà chỉ tiêu 52 nghìn triu vào việc xây dựng nhà cửa.

Nhiều báo Pháp đã than phiền: “Mỗi quả bom Pháp ném ở Việt Nam đã làm mất một bức tường nhà ở Pháp. Mỗi băng đạn Pháp bắn ở Việt Nam đã làm nhân dân lao động Pháp mất một ít ánh sáng, một ít không khí, một ít sức khỏe...”.

Người ta tính rằng: Với số tiền hao tốn trong một năm vào chiến tranh xâm lược Việt Nam, đã đủ làm nhà ở cho hơn 3 triệu người Pháp.

Thế là thực dân Pháp không những giết hại người Việt Nam mà còn giết hại cả người Pháp. Vì hiểu như vậy, cho nên phong trào nhân dân Pháp chống chiến tranh ngày càng lên cao.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 178, từ ngày 16 đến ngày 20-4-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.461.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.