Thuở phe phái hục nhau túi bụi,

Đồng bào Nam nhiều nỗi truân chiên.

Vì Ngô Đình Diệm rồ điên,

Mỹ kia can thiệp, mà nên nỗi này.

Hàng nghìn dân chết lây vô tội,

Hàng muôn người hấp hối bị thương.

Mười muôn nhà cháy ngổn ngang,

Đầy trời khói lửa, đầy đàng tàn tro.

Thương hại cho đồng bào Công giáo,

Bị Xa tăng lừa đảo di cư,

Nhà tan, của hết, xác xơ,

Gặp cơn loạn lạc, trông nhờ vào ai!

Trộm cướp lại thẳng tay giết hại,

Chúng nhằm vào các trại di cư,

Kêu trời, trời chỉ làm ngơ,

Đoái kêu làng xóm, bây giờ xa xăm!

Bi thảm thay, hàng trăm em nhỏ,

Bị bắn vào vỡ sọ, tan xương.

Nhiều em chết gục bên đường,

Nhiều em chết cháy, thảm thương xiết nào!

Căm thù này trả sao đây nhỉ?

Nhân dân ta nhất trí kết đoàn,

Đuổi quân can thiệp hung tàn,

Chúng ta thống nhất giang san nước nhà,

Nước nhà ta, ta làm người chủ,

Vận mệnh ta, ta giữ trong tay,

Nước non vẫn nước non này,

Cờ treo độc lập, nền xây hòa bình.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 429, ngày 6-5-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.9, tr.449-450.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.