Chính sách dân tộc của Đảng, của Mặt trận, của Chính phủ là: Giúp đỡ đồng bào miền núi tiến bộ về mọi mặt.

Lâu nay, Hồ Chủ tịch nhận được rất nhiều thư của đồng bào miền núi. Tôi được phép trích vài bức sau đây:

- “Kính gửi Bác Hồ. Cháu tên Lý Văn Quyết, là Mán Ôgang sung sướng lắm, nhờ Bác và đoàn thể săn sóc người Mán về mọi mặt. Trước kia, ở nhà, cháu không biết gì cả. Nay cháu được dự lớp học tập và kiểm thảo, cháu thấy có nhiều sai lầm như lười học, tự ái, nóng tính, chỉ nghĩ đến việc nhà, không nghĩ đến việc chung. Cháu xin hứa với Bác: Cháu sẽ cố gắng sửa chữa, tích cực làm gương mẫu trong mọi việc đối với dân, đối với kháng chiến. Kính chào Bác khỏe”.

- “Kính gửi Bác Hồ. Cháu là Hoàng Phi Long, 22 tuổi, người Thổ, được đến học tập. Cháu đã nhận rõ khuyết điểm của cháu, như: không xung phong, không có ý thức đối với nhiệm vụ mình, khinh thường quần chúng. Cháu xin thành thật hứa với Bác, cháu quyết tâm sửa chữa để xứng đáng một người cháu của Bác. Kính chào Bác Hồ mến yêu của cháu...”.

- “Kính thưa Bác Hồ Chủ tịch, cháu là Chu Văn Chung, 37 tuổi, Mán tiền, được dự lớp huấn luyện lại được tiến bộ như biết rõ bệnh uống rượu, tự tư tự lợi, cháu sẽ sửa chữa sai lầm, tích cực công tác đến kháng chiến thắng lợi hoàn toàn”.

Trước đây, những đồng bào ấy đều còn i tờ. Nay đã biết đọc biết viết, lại biết thật thà tự phê bình và phê bình. Đó là kết quả tốt đẹp đầu tiên của chính sách dân tộc đúng của Đảng, của Mặt trận và của Chính phủ.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 51, ngày 27-3-1952, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.