Chính sách bạo lực của Mỹ đã thất bại ở châu Á: Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam. Nay Mỹ một mặt tiếp tục chính sách quân sự, một mặt chuyển sang chiến tranh kinh tế. Vài chứng cớ:

- Hãng Thông tấn Nhật Bản (5-12) viết: “Mỹ định đổ tiền bạc sang Á Đông để cạnh tranh với tiền vốn và hàng hóa của phe cộng sản. Các nước châu Á, nhất là Tích Lan(1) và Nhật Bản ngày càng ra sức lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc và Liên Xô. Điều đó làm cho bọn cầm đầu nước Mỹ đau đầu. Các ông Nêru, U Nu và những người Nhật đến thăm Trung Quốc đều khâm phục kinh tế Trung Quốc tiến bộ. Đầu năm nay, Trung Quốc và Liên Xô đã bàn về việc giúp đỡ kinh tế cho các nước châu Á. Hồi đó Mỹ xem thường. Nhưng từ khi Trung Quốc và Liên Xô mở cửa cho người ngoài đến thăm, thì Mỹ mới xem trọng việc ấy...”.

- Hôm 8-12, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ nói: “Trên thế giới, tiếng súng đã im, nhưng chiến tranh kinh tế chống phe cộng sản sẽ tiếp tục”.

- Nhưng “chiến tranh kinh tế” của Mỹ cũng bị nhân dân châu Á kịch liệt chống lại. Báo Diến Điện Quc gia ch nht (28-11) viết: “Mỹ mượn tiếng “giúp đỡ” để bán thóc ế của họ sang Đông Nam Á. Diến và Xiêm là hai nước sản xuất thóc. Chính sách Mỹ bán thóc tràn ngập Đông Nam Á sẽ gây tai nạn cho toàn dân Diến và phá hoại nền kinh tế của nước Diến”.

Bất kỳ “giúp đỡ” quân sự hay là kinh tế, chính sách của Mỹ đều nhằm mục đích biến các nước châu Á thành thuộc địa Mỹ, bắt nhân dân châu Á làm nô lệ cho Mỹ. Vì vậy, nhân dân châu Á nhất định chống lại chúng và chúng sẽ thất bại.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 295, ngày 21-12-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.191-192.


(1) Tức Xri Lanca (BT).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.