Từ ngày Đảng và Chính phủ mở phong trào chống bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí bằng cách giáo dục, tự phê bình và phê bình, quần chúng đã biết phê bình, báo chí đã đăng những lời phê bình của quần chúng. Đó là một tiến b. Nhưng báo chí đăng rồi mà không kiểm tra, những cán bộ và những cơ quan bị phê bình thì cứ im lặng. Đó là một khuyết đim cần sửa chữa.

- Các báo chí thì cần nêu những việc kiu mu, phân tách rõ ràng, làm cho mọi người nhận rõ: quan liêu, tham ô, lãng phí là tội ác. Và do đó mà khuyến khích quần chúng, mở rộng phong trào phê bình tdưới lên trên.

Khi nhận được thư phê bình của quần chúng, thì không nên vội đăng, mà phải lựa chọn, điều tra. Khi phải trái đã rõ ràng, mới đăng lên báo. Như vậy, phê bình mới có kết quả thiết thực.

Phải làm cho quần chúng hăng hái phê bình, nhưng đồng thời phải lãnh đo việc phê bình của quần chúng. Như vậy, thì mối liên hệ giữa báo chí với quần chúng càng thêm chặt chẽ; và việc quần chúng và báo chí giúp giáo dục cán bộ cũng có kết quả thêm.

- Các cơ quan và các cán b lãnh đo thì cần liên hệ những việc kiểu mẫu ấy với công tác của ngành mình, và do đó mà mở rộng phong trào phê bình t trên xung dưới. Không nên vì việc phê bình ấy không quan hệ trực tiếp với ngành mình mà không nghiên cứu. Cũng không nên tách rời việc phê bình với công tác hàng ngày.

Trong việc “3 chống”, các báo chí cũng như các cơ quan, cần nhằm vào ci to tư tưởng. Quan liêu, tham ô, lãng phí cũng như mọi khuyết điểm khác, nguồn gốc là vì tư tưởng không đúng. Tư tưởng trong sạch, lập trường vững, hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, thì tránh được nhiều khuyết điểm.

- Nhng người b phê bình (cán bộ hoặc cơ quan), thì phải thật thà tự kiểm thảo trước quần chúng (đăng lên báo), phi quyết tâm sa đi. Đè nén phê bình, hoặc phớt phê bình, cũng là tội lỗi.

Mở rộng dân chủ phê bình trong cơ quan và ngoài quần chúng, từ trên xuống và từ dưới lên. “Trên đe dưới búa” của phê bình, thì nhất định tẩy được bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí.

Khéo lãnh đạo, thì đó là một cách rất hay để cải tạo tư tưởng cán bộ, để xây dựng đạo đức trong sạch, để đẩy mạnh công việc kháng chiến và kiến quốc.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 116, từ ngày 6 đến ngày 10-6-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.139-140.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.