Đồng bào nông dân đổ mồ hôi sôi nước mắt, mới làm ra được lương thực. Cho nên chúng ta phải quý lương thực như quý ngọc vàng. Nhưng sự thật thì chúng ta còn lãng phí lương thực bằng nhiều cách.

- Các kho, lẫm: Khi đưa thóc vào kho không cẩn thận, không phơi khô quạt sạch. Nhà kho làm không cẩn thận; chim, chuột, sâu, mọt, có thể phá thóc. Hoặc mưa dột ẩm ướt.

- Việc chuyên chở: Xe và thuyền không khô ráo sạch sẽ, để ghét rác lẫn vào thóc gạo. Bao tạ và thúng mủng làm cẩu thả, để thóc gạo đổ tháo. Chuyển vận chậm chạp, để mưa gió làm hỏng thóc gạo.

- Việc xay giã: Để sót nhiều gạo trong trấu, tấm, cám.

- Về phân phối: Có khi cơ quan hoặc đoàn thể khai thặng(1) số người để lĩnh gạo hoặc mua gạo nhiều hơn sự cần thiết. Bán gạo cho dân thời không kiểm soát kỹ sổ gia đình. Bán cho bà con hàng xáo thì không điều chỉnh cẩn thận.

Thành thử bọn đầu cơ tích trữ có thể mua rẻ bán đắt.

Vì phân phối không hợp lý mà lãng phí rất nhiều. Mong các cơ quan và cán bộ phụ trách việc lương thực cố gắng sửa chữa những khuyết điểm kể trên. Đảng, chính, quân, dân thì nên động viên và giáo dục mọi người tự động tiết kiệm lương thực.

Chống lãng phí lương thực, tiết kiệm lương thực là một việc rất quan trọng trong công cuộc khôi phục kinh tế của chúng ta.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 434, ngày 11-5-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.469-470.


(1). tăng (BT).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.