Hồ Chủ tịch dạy chúng ta:

“Tất cả cán bộ đều là đầy tớ của nhân dân”.

Quan liêu, là những người phụ trách mà chỉ biết yên thân,

Xa cách cán bộ, nhân dân, và việc làm.

Việc gì cũng nhắm mắt ký nhàm,

Không biết cán bộ tốt hay xấu, việc làm đúng hay không.

Quan liêu, “Ngài” không biết đề phòng,

Do đó mà tham ô, lãng phí mọc từ trong đến ngoài.

Tham ô, là những cán bộ chỉ lo phát hoạnh tài,

Đục khoét của nhân dân, bộ đội, Chính phủ, đoàn thể, của ai họ cũng trộm làm của mình,

Để họ tiêu xài xa xỉ, linh đình,

Tội ác ấy thật là to lớn, tâm tình ấy thật là nhuốc nhơ!

Lãng phí, là những cán bộ ngẩn ngơ,

Không biết thương tiếc của cải và thời giờ của Chính phủ và nhân dân.

Đáng tiêu 1 phần thì tiêu đến 10 phần, 100 phần,

Việc 1 người làm được, cũng phiền dân đến 10 người, 100 người.

Tham ô có tội đã đành rồi,

Tai hại đến của dân, của nước, thì lãng phí cũng là tội to.

Hỡi những người quan liêu, lãng phí, và tham ô!

Cần kiệm liêm chính, các người để ở mô cả rồi?

Đoàn thể và Chính phủ, nhân dân và bộ đội ủy thác cho các người,

Mà các người làm hỏng việc, thì tội này ai mang?

Cho nên toàn dân ta phải đứng dậy, hiên ngang,

Quyết tâm chống quan liêu, tham ô, lãng phí trong hàng ngũ ta.

Mấy câu mộc mạc nôm na,

Xin mọi người ghi nhớ và đưa ra thực hành.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 73, ngày 11-9-1952, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.