Nước Marốc ở Bắc châu Phi, có hơn 9 triệu nhân dân, bị thực dân Pháp “bảo hộ” từ năm 1907. Marốc cũng bị áp bức, bóc lột như các thuộc địa khác. Nhân dân Marốc cũng đấu tranh và bị khủng bố như nhân dân ta trước Cách mạng Tháng Tám.

Một người dự Hội nghị Á - Phi nói: “Marốc là một tập trung dinh khổng lồ”.

Song, tập trung dinh không giam cầm được lòng nồng nàn yêu nước của người Marốc. Tờ báo Pháp Express (Tin nhanh) (9-4) thuật lại một chuyện như sau:

Ở một trường học tại thành phố Cadabơlăngca, khi dạy các em bé Marốc tập viết chữ F, thầy giáo viết chữ “Fa”, các em bé đều ngoan ngoãn chăm chú viết. Đến khi thầy giáo viết thêm chữ “Fáp”, thì không em nào bảo em nào, mà các em đều buông bút ra, vòng tay lại, không chịu viết.

Chuyện ấy chứng tỏ rằng: Các em bé Marốc tuy còn ít tuổi nhưng tinh thần dân tộc đã rất cao, không kém gì người lớn.

Chuyện này cũng làm cho C.B. ngậm ngùi nhớ lại: trong thời kỳ thuộc Pháp, nhiều học trò Việt Nam ta không chút ngượng nghịu khi đọc thuộc lòng: “Người Gôloa là tổ tiên của chúng ta”, và những câu giống như vậy. Nhưng may thay, nhờ Cách mạng Tháng Tám mà đầu óc của con em ta đã sáng sủa rất nhiều, và trong thời kỳ kháng chiến có những em nhi đồng cực kỳ anh dũng.

C.B.

------

Báo Nhân Dân, số 420, ngày 26-4-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.